BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ
THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
¯¯¯
CHƯƠNG
TRÌNH ĐÀO TAO
TRÌNH
ĐỘ ĐẠI HỌC
CÔNG
NGHỆ VẬT LIỆU DỆT, MAY
MÃ SỐ: 7540203
TP. Hồ Chí Minh, 05/2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh
phúc
|
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI
HỌC
Tên chương trình: CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT,
MAY
Tên tiếng Anh: Textile Materials
Technology
Trình độ đào tạo: Đại học
Mã ngành: 7540203
Hình thức đào tạo: Chính qui
Văn bằng tốt nghiệp: Kỹ sư Công nghệ Vật liệu Dệt, May
1.
Thời gian đào tạo: 4 năm
2.
Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp phổ thông
trung học
3.
Thang điểm, quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp
Thang điểm: 10
Quy trình đào tạo: Theo qui chế đào tạo đại học, cao
đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành theo quyết định số
17/VBHN-BGDĐT
Điều kiện tốt nghiệp:
+ Điều
kiện chung: Theo qui chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống
tín chỉ ban hành theo quyết định số 17/VBHN-BGDĐT.
+ Điều kiện của chuyên ngành: Theo
qui chế hoạt động của ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
4.
Mục tiêu, chuẩn đầu ra, nội dung
và kế hoạch đào tạo
4.1. Mục đích:
Chương
trình đào tạo ngành Công nghệ Vật liệu Dệt, May trình độ đại học nhằm trang bị
cho người học những kiến thức nền tảng và chuyên sâu trong lĩnh vực vật liệu
dệt may, làm cơ sở cho việc áp dụng những nguyên lý kỹ thuật và các kỹ năng
thực hành để tổ chức triển khai trong quá trình sản xuất công nghiệp; biết vận
dụng những kiến thức cơ bản và các kỹ năng kỹ thuật vào thực tiễn một cách phù
hợp nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội; có khả năng
học tập nâng cao trình độ ở các bậc đào tạo cao hơn để có thể phát triển con
người toàn diện hơn.
4.2. Mục tiêu đào tạo:
Sinh viên tốt nghiệp có
kiến thức, kỹ năng và năng lực:
(1) Kiến thức và lập luận
kỹ thuật
(2) Kỹ năng và tố chất
cá nhân và chuyên nghiệp
(3) Kỹ năng giao tiếp:
làm việc theo nhóm và giao tiếp
(4) Hình thành ý tưởng,
thiết kế, triển khai, và vận hành trong bối cảnh doanh nghiệp, xã hội và môi
trường – quá trình sáng tạo
4.3. Chuẩn đầu ra
Ký hiệu
|
|
Chuẩn đầu ra
|
Trình độ
năng lực
|
|
Learning Outcomes
|
Competencies
|
1.
|
|
Có kiến thức và lập luận kỹ thuật
|
|
1.1.
|
ELO-01
|
Áp dụng các kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và tự nhiên để
giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực dệt may
|
3.0
|
1.2.
|
ELO-02
|
Vận dụng kiến thức nền tảng kỹ thuật để thiết kế và triển khai các
quy trình sản xuất vật liệu dệt may
|
3.0
|
1.3.
|
ELO-03
|
Phân tích kiến thức công nghệ dệt may để quản lý và giải quyết các
vấn đề thực tiễn
|
3.5
|
2.
|
|
Có kỹ năng và tố chất cá nhân và chuyên nghiệp
|
|
2.1.
|
ELO-04
|
Phân tích, lập luận, giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực
công nghiệp dệt may
|
4.0
|
2.2.
|
ELO-05
|
Thực nghiệm và mô hình hóa kiến thức trong thiết kế kỹ thuật dệt
may
|
4.0
|
2.3
|
ELO-06
|
Tư duy có hệ thống các vấn đề kỹ thuật trong ngành công nghệ vật
liệu dệt may
|
3.5
|
2.4
|
ELO-07
|
Hình thành kỹ năng và thái độ cá nhân tích cực, đạt hiệu quả học
tập và nghiên cứu.
|
4.0
|
2.5
|
ELO-08
|
Rèn luyện, nâng cao kỹ năng và thái độ nghề nghiệp chuyên nghiệp
để đạt hiệu quả công việc
|
4.0
|
3.
|
|
Có kỹ năng giao tiếp: làm việc theo nhóm và giao tiếp
|
|
3.1.
|
ELO-09
|
Có khả năng lãnh đạo và làm việc theo nhóm đa ngành nghề.
|
3.5
|
3.2.
|
ELO-10
|
Giao tiếp hiệu quả bằng văn bản, thư điện tử, đồ họa và thuyết
trình.
|
4.0
|
3.3
|
ELO-11
|
Có khả năng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành công nghệ vật liệu dệt
may
|
4.0
|
4.
|
|
Hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai, và vận hành trong bối
cảnh doanh nghiệp, xã hội và môi trường
|
|
4.1.
|
ELO-12
|
Xác định được tầm quan trọng của các hoạt động kỹ thuật đối với
môi trường và xã hội.
|
4.0
|
4.2.
|
ELO-13
|
Đánh giá được bối cảnh doanh nghiệp và các hoạt động sản xuất,
kinh doanh công nghệ vật liệu dệt may.
|
4.0
|
4.3
|
ELO-14
|
Hình thành ý tưởng về các hệ thống kỹ thuật vật liệu dệt may
|
4.0
|
4.4
|
ELO-15
|
Thiết kế hoàn chỉnh các hệ thống kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ
dệt may.
|
4.0
|
4.5
|
ELO-16
|
Triển khai hiệu quả các hệ thống kỹ thuật dệt may.
|
4.5
|
4.6
|
ELO-17
|
Vận dụng đúng quy trình các hệ thống kỹ thuật vật liệu dệt may
|
4.5
|
4.7
|
ELO-18
|
Xây dựng kế hoạch tổng thể trong lãnh đạo trong lĩnh vực dệt may
|
3.0
|
4.8
|
ELO-19
|
Trình bày và triển khai ý tưởng khởi nghiệp trong lĩnh vực chuyên
ngành
|
3.0
|
4.4.
Thang trình độ năng lực
Trình độ năng lực
Competence
|
Mô tả ngắn
Brief Description
|
0.0 ≤ TĐNL≤ 1.0
|
Cơ bản
|
Nhớ: Sinh viên
ghi nhớ/ nhận ra/ nhớ lại được kiến thức bằng các hành động như định nghĩa,
nhắc lại, liệt kê, nhận diện, xác định...
|
1.0 < TĐNL ≤ 2.0
|
Đạt yêu cầu
|
Hiểu: Sinh viên tự kiến tạo được kiến thức từ các tài liệu, kiến thức bằng các
hành động như giải thích, phân loại, minh họa, suy luận...
|
2.0 < TĐNL ≤3.0
|
Áp dụng: Sinh
viên thực hiện/ áp dụng kiến thức để tạo ra các sản phẩm như mô hình, vật thật,
sản phẩm mô phỏng, bài báo cáo...
|
3.0 < TĐNL ≤ 4.0
|
Thành thạo
|
Phân tích:
Sinh viên phân tích tài liệu/ kiến thức thành các chi tiết/ bộ phận và chỉ ra
được mối quan hệ của chúng tổng thể bằng các hành động như phân tích, phân
loại, so sánh, tổng hợp....
|
4.0 < TĐNL ≤ 5.0
|
Đánh giá: SV
đưa ra được nhận định, dự báo về kiến thức/ thông tin theo các tiêu chuẩn,
tiêu chí và chỉ số đo lường đã được xác định bằng các hành động như nhận xét,
phản biện, đề xuất...
|
5.0 < TĐNL ≤ 6.0
|
Xuất sắc
|
Sáng tạo: SV
kiến tạo/ sắp xếp/ tổ chức/ thiết kế/ khái quát hóa các chi tiết/ bộ phận
theo cách khác/ mới để tạo ra cấu trúc/ mô hình/ sản phẩm mới.
|
5. Phân bổ khối lượng
các khối kiến thức
KHỐI KIẾN THỨC
|
SỐ TÍN CHỈ
|
KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI
CƯƠNG
|
62
|
A. Khối kiến thức bắt buộc
|
39
|
I. Lý luận chính trị + Pháp luật
|
13
|
Triết học Mác – Lê nin
|
3
|
Kinh tế chính trị Mác – Lê nin
|
2
|
Chủ nghĩa xã hội khoa học
|
2
|
Tư tưởng Hồ Chí Minh
|
2
|
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
|
2
|
Pháp luật đại cương
|
2
|
II. Toán học và KHTN
|
23
|
III. Nhập môn ngành CNVLDM
|
3
|
B. Khối kiến thức tự chọn
|
11
|
IV. Khoa học Xã hội - Nhân văn
|
6
|
V. Toán học và KHTN
|
3
|
VI. Khác (khoa đề xuất)
|
2
|
C. Khối kiến thức GDTC + GDQP
|
12
|
VII. Giáo dục thể chất
|
5
|
VIII. Giáo dục quốc phòng
|
165 tiết
|
IX. Khối kiến thức ngoại ngữ
|
12
|
Anh văn 1
|
3
|
Anh văn 2
|
3
|
Anh văn 3
|
3
|
Anh văn 4
|
3
|
KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN
NGHIỆP
|
88
|
Cơ sở ngành
|
15
(4 TC tự chọn)
|
Chuyên ngành
|
40
|
+ Chuyên ngành lý thuyết
|
32
(8 TC tự chọn)
|
+ Chuyên đề thực tế (XN)
|
2
|
+ Thí nghiệm, thực tập, thực hành
|
14
|
+ Thực tập tốt nghiệp
|
4
|
+ Chuyên đề tốt nghiêp
|
3
|
+ Khóa luận tốt nghiệp
|
7
|
Liên ngành
|
6
(tự chọn)
|
TỔNG
|
150
|
6.
Nội dung chương trình
A – Phần bắt buộc
6.1. Kiến thức giáo dục đại cương
STT
|
Mã MH
|
Tên môn học
|
Số TC
|
Ghi chú
|
1
|
LLCT150105
|
Triết học Mác – Lê nin
|
3
|
|
Marxist-Leninist Philosophy
|
|
2
|
LLCT120205
|
Kinh tế chính trị Mác – Lê nin
|
2
|
|
3
|
LLCT120314
|
Tư tưởng Hồ Chí Minh
|
2
|
LLCT120405
|
Ho Chi Minh Ideology
|
|
4
|
LLCT120405
|
Chủ nghĩa xã hội khoa học
|
2
|
LLCT120205
|
Scientific Socialism
|
|
5
|
LLCT120405
|
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
|
2
|
LLCT120314
|
History of Communist Party
|
|
6
|
GELA220405
|
Pháp luật đại cương
|
2
|
|
General Law
|
|
7
|
MATH132401
|
Toán 1
|
3
|
|
Maths 1
|
|
8
|
MATH132501
|
Toán 2
|
3
|
|
Maths 2
|
|
9
|
POCH140151
|
Hóa học cao phân tử
|
4
|
|
Polymer Chemistry
|
|
10
|
MATH132901
|
Xác suất thống kê ứng dụng
|
3
|
|
Engineering Stastistics
|
|
11
|
PHYS130902
|
Vật lý 1
|
3
|
|
Physics 1
|
|
12
|
PHYS131002
|
Vật lý 2
|
3
|
|
Physics 2
|
|
13
|
PHYS 111202
|
Thí nghiệm vật lý 1
|
1
|
|
Physical Experiment 1
|
|
14
|
GCHE130603
|
Hoá học cho kỹ thuật
|
3
|
|
Engineering Chemistry
|
|
15
|
ITMT130251
|
Nhập môn ngành (CNVLDM) (2+1)
|
3
|
|
Introduction to Textile Material Technology
|
|
16
|
PHED110513
|
Giáo dục thể chất 1
|
1
|
|
Physical Education 1
|
|
17
|
PHED110613
|
Giáo dục thể chất 2
|
1
|
|
Physical Education 2
|
|
18
|
PHED130715
|
Giáo dục thể chất 3
|
3
|
|
Physical Education 3
|
|
19
|
|
Giáo dục quốc phòng
|
165 tiết
|
|
Defense Education
|
|
20
|
ENGL130137
|
Anh văn 1
English 1
|
3
|
|
21
|
ENGL230137
|
Anh văn 2
English 2
|
3
|
|
22
|
ENGL330137
|
Anh văn 3
English 3
|
3
|
|
23
|
ENGL430137
|
Anh văn 4
English 4
|
3
|
|
6.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
6.2.1. Kiến thức cơ sở
ngành
STT
|
Mã MH
|
Tên môn học
|
Số TC
|
Ghi chú
|
1
|
AITT130351
|
Hình họa vẽ kỹ thuật dệt may (2+1)
|
3
|
|
Applied Information Technology in Textiles
|
|
2
|
AATE230451
|
Mỹ thuật ứng dụng trong dệt may
|
3
|
|
Applied Arts in Textiles
|
|
3
|
TEMA220551
|
Thiết bị ngành dệt
|
2
|
|
Textile Machinery
|
|
4
|
TMPR330651
|
Chuẩn bị sản xuất hàng dệt may
|
3
|
|
Textile Manufacturing Preparation
|
|
Tổng (Total)
|
11
|
|
6.2.2. Kiến thức chuyên
ngành
a. Kiến thức chuyên
ngành (cho các học phần lý thuyết)
STT
|
Mã MH
|
Tên môn học
|
Số TC
|
Ghi chú
|
Chuyên ngành lý thuyết (Theoretical Courses)
|
1
|
TFMA130751
|
Vật liệu xơ dệt
|
3
|
|
Textile Fibers Materials
|
|
2
|
TYMA130851
|
Vật liệu sợi dệt
|
3
|
|
Textile Yarns Materials
|
|
3
|
WOFA230951
|
Vải dệt thoi
|
3
|
|
Woven Fabrics
|
|
4
|
KNFA231051
|
Vải dệt kim
|
3
|
|
Knitted Fabrics
|
|
5
|
NOFA221151
|
Vải không dệt
|
2
|
|
Nonwoven Fabrics
|
|
6
|
FDTE231251
|
Công nghệ nhuộm vải
|
3
|
|
Fabric Dyeing Technology
|
|
7
|
FAFI331351
|
Quá trình hoàn tất vải
|
3
|
|
Fabric Finishing
|
|
8
|
CATR321451
|
Phụ liệu may
|
2
|
|
Clothing Accessories and Trims
|
|
9
|
WFCD231551
|
Thiết kế trang phục vải dệt thoi
|
3
|
|
Woven Fabrics Costume Drafting
|
|
10
|
KFCD321651
|
Thiết kế trang phục vải dệt kim
|
2
|
|
Knitted Fabrics Costume Drafting
|
|
11
|
PTMT421751
|
Đồ án vật liệu dệt may
|
2
|
|
Project of Textile Materials Technology
|
|
Tổng (Total)
|
29
|
|
Chuyên ngành thực tế XN (Topics Upgraded in Companies)
|
1
|
GSSS422451
|
Chuyên đề thực tế (CNVLD)
|
2
|
|
Specific Topics in Textiles Companies
|
|
Tổng (Total)
|
2
|
|
b. Kiến thức chuyên ngành
(các học phần thực hành xưởng, thí nghiệm, thực tập tốt nghiệp)
Chuyên ngành thực hành xưởng,
phòng thí nghiệm (Practices)
|
1
|
PETE221851
|
TN Cơ lý dệt
|
2
|
|
Physical Experiments of Textiles
|
|
2
|
CETE321951
|
TN Hóa dệt
|
2
|
|
Chemical Experiments of Textiles
|
|
3
|
PFFI322051
|
TH Kỹ thuật xử lý vải
|
2
|
|
Practice of Fabric Finishing
|
|
4
|
PWKT322151
|
TH CN dệt thoi và dệt kim
|
2
|
|
Practice of Weaving and Knitting Technology
|
|
5
|
PWFC232251
|
TH Thiết kế trang phục vải dệt thoi
|
3
|
|
Practice of Woven Costume Drafting Techniques
|
|
6
|
PKFC332351
|
TH Thiết kế trang phục vải dệt kim
|
3
|
|
Practice of Knitted Costume Drafting Techniques
|
|
Tổng (Total)
|
14
|
|
Chuyên ngành thực tập tốt nghiệp
(Internship)
|
1
|
INTE442451
|
Thực tập tốt nghiệp
|
4
|
|
Internship
|
|
Tổng (Total)
|
4
|
|
6.2.3. Tốt nghiệp
STT
|
Mã MH
|
Tên môn học
|
Số TC
|
Ghi chú
|
1
|
TTGT434551
|
Chuyên đề tốt nghiệp
|
3
|
|
2
|
GRTH475651
|
Khóa luận tốt nghiệp
|
7
|
Đạt kỳ thi kiểm tra
năng lực
|
Graduation Thesis
|
|
B – Phần tự chọn:
Kiến thức giáo dục đại
cương Natural
and Science Knowledge
(a) Kiến thức Khoa học - Tự
nhiên (3 TC) (khoa chọn)
|
STT
|
Mã MH
|
Tên môn học
|
Số TC
|
Ghi chú
|
1
|
ADMO138685
|
Tin học dành cho kỹ sư (Tin học văn phòng NC)
|
3
|
|
Advanced Information Technolgy (MS Office)
|
|
Tổng (Total)
|
3
|
|
(b) Khối kiến thức Khoa học Xã hội – Nhân văn (SV chọn 6 TC trong các môn học sau):
STT
|
Mã MH
|
Tên môn học
|
Số TC
|
Ghi chú
|
1
|
GEFC220105
|
Kinh tế học đại cương
|
2
|
|
General Economics
|
|
2
|
IQMA220205
|
Nhập môn quản trị chất lượng
|
2
|
1
|
Introduction to Quality Management
|
|
3
|
INMA220305
|
Nhập môn Quản trị học
|
2
|
|
Introduction to Adminstration
|
|
4
|
INLO220405
|
Nhập môn Logic học
|
2
|
|
Introduction to Logic
|
|
5
|
IVNC320905
|
Cơ sở văn hoá Việt Nam
|
2
|
|
Vietnam Cultural Fundamentals
|
|
6
|
INSO321005
|
Nhập môn Xã hội học
|
2
|
|
Introduction to Sociology
|
|
7
|
ENPS220591
|
Tâm lý học kỹ sư
|
2
|
|
Psychology in Engineering
|
|
8
|
SYTH220491
|
Tư duy hệ thống
|
2
|
|
Systematic Thought
|
|
9
|
LESK120190
|
Kỹ năng học tập đại học
|
2
|
|
Learning Methods of Undergraduate Students
|
|
10
|
PLSK120290
|
Kỹ năng xây dựng kế hoạch
|
2
|
2
|
Planning Methods and Tools
|
|
11
|
WOPS120390
|
Kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật
|
2
|
|
Working Methods in Engineering
|
|
12
|
REME320690
|
Phương pháp nghiên cứu khoa học
|
2
|
3
|
Research Methods in Science
|
|
Tổng (Total)
|
6
|
|
(c) Kiến thức khác (SV chọn 2 TC trong các môn học sau)
STT
|
Mã MH
|
Tên môn học
|
Số TC
|
Ghi chú
|
1
|
TEFA122551
|
Vải kỹ thuật
|
2
|
|
Technical Fabrics
|
|
2
|
TERH122651
|
Lưu biến dệt
|
2
|
|
Textile Rheology
|
|
3
|
MPTM122751
|
Cơ lý vật liệu dệt
|
2
|
1
|
Mechancial Properties of Textile Materials
|
|
Tổng (Total)
|
2
|
|
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
(a) Kiến thức cơ sở
ngành (Sinh viên chọn 4 TC trong các môn
học sau)
STT
|
Mã MH
|
Tên môn học
|
Số TC
|
Ghi chú
|
1
|
POTE322851
|
Tổ chức quản lý sản xuất hàng dệt may
|
2
|
1
|
Production Organization in Textiles
|
|
2
|
GMTE322951
|
Kiểm tra chất lượng sản phẩm dệt may
|
2
|
2
|
Quality Management of Textiles
|
|
3
|
STPR323051
|
An toàn trong sản xuất hàng dệt may
|
2
|
|
Sustainable Textile Production
|
|
4
|
WAMA323151
|
Quản lý kho
|
2
|
|
Warehouse Management
|
|
Tổng (Total)
|
4
|
|
(b) Kiến thức chuyên ngành (Sinh viên chọn 8 TC trong các môn học
sau)
STT
|
Mã MH
|
Tên môn học
|
Số TC
|
Ghi chú
|
1
|
MUTE333251
|
Vải đa chức năng
|
3
|
|
Multifunctional Textiles
|
|
3
|
SMTE323351
|
Vật liệu dệt thông minh
|
2
|
1
|
Smart Textiles
|
|
4
|
FWTE323451
|
Công nghệ wash
|
2
|
|
Fabric Washing Techniques
|
|
5
|
INTE333551
|
Tiến bộ trong kỹ thuật dệt
|
3
|
3
|
Innovations in Textiles
|
|
6
|
TEEC323651
|
Sinh thái dệt
|
2
|
|
Textile Ecology
|
|
7
|
MEAD431851
|
Quản lý đơn hàng dệt
|
3
|
2
|
Textile Merchandising
|
|
Tổng (Total)
|
8
|
|
(c) Kiến thức liên ngành (Sinh viên chọn 6 TC trong các môn học sau)
STT
|
Mã MH
|
Tên môn học
|
Số TC
|
Ghi chú
|
3
|
GAMA425151
|
Marketing hàng dệt may
|
2
|
1
|
Textiles Marketting
|
|
4
|
APIE324951
|
Xuất nhập khẩu hàng may mặc
|
2
|
|
Textile and Garment Export and Import
|
|
5
|
FPTE323751
|
Công nghệ in vải
|
2
|
3
|
Fabric Printing Technlogy
|
|
6
|
IGTN424251
|
Đàm phán kinh doanh hàng dệt may
|
2
|
2
|
Negotiation in Textile Business
|
|
7
|
DRMA323851
|
Thiết kế trên mannequin
|
2
|
|
Draping on Mannequin
|
|
8
|
PGBU324751
|
Tâm lý học kinh doanh
|
2
|
|
Business Psychology
|
|
Tổng (Total)
|
6
|
|
7. Kế
hoạch giảng dạy
Các môn không xếp vào kế hoạch giảng dạy, Phòng Đào tạo sẽ mở lớp trong
các học kỳ để sinh viên tự lên kế hoạch học tập:
STT
|
Mã môn học
|
Tên môn học
|
Số TC
|
Mã MH trước,
MH tiên quyết
|
1.
|
LLCT120205
|
Kinh tế chính trị Mác – Lê nin
|
2
|
LLCT130105
|
2.
|
LLCT120405
|
Chủ nghĩa xã hội khoa học
|
2
|
LLCT130105
|
3.
|
LLCT120314
|
Tư tưởng Hồ Chí Minh
|
2
|
LLCT130105
|
4.
|
LLCT120405
|
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
|
2
|
LLCT130105
LLCT120205
LLCT120405
LLCT120314
|
5.
|
GELA220405
|
Pháp luật đại cương
|
2
|
|
6.
|
ENGL130137
|
Anh văn 1
|
3
|
|
7.
|
ENGL230137
|
Anh văn 2
|
3
|
|
8.
|
ENGL330137
|
Anh văn 3
|
3
|
|
9.
|
ENGL430137
|
Anh văn 4
|
3
|
|
10.
|
PHED110613
|
Giáo dục thể chất 2
|
1
|
|
11.
|
PHED130715
|
Giáo dục thể chất 3
|
3
|
|
|
Tổng cộng
|
|
22
|
|
HỌC KỲ 1
|
|
|
STT
|
Mã môn học
|
Tên môn học
|
Số TC
|
Mã MH trước,
MH tiên quyết
|
|
2
|
MATH132401
|
Toán 1
|
3
|
|
|
3
|
GCHE130603
|
Hoá học cho kỹ thuật
|
3
|
|
|
4
|
ITMT130251
|
Nhập môn ngành (CNVLD) (2+1)
|
3(2+1)
|
|
|
5
|
TFMA130751
|
Vật liệu xơ dệt
|
3
|
|
|
6
|
AATE230451
|
Mỹ thuật ứng dụng trong dệt may
|
3
|
|
|
7
|
PHED110513
|
Giáo dục thể chất 1
|
1
|
|
|
8
|
LLCT130105
|
Triết học Mác – Lê nin
|
3
|
|
|
Tổng
|
18
|
|
|
HỌC KỲ 2
|
|
|
|
STT
|
Mã môn học
|
Tên môn học
|
Số TC
|
Mã MH trước,
MH tiên quyết
|
|
1
|
MATH132501
|
Toán 2
|
3
|
|
|
2
|
MATH132901
|
Xác suất thống kê ứng dụng
|
3
|
|
|
3
|
PHYS130902
|
Vật lý 1
|
3
|
|
|
4
|
POCH140151
|
Hoá học cao phân tử (CNVLD)
|
4
|
GCHE130603
|
|
5
|
AITT130351
|
Hình họa -Vẽ kỹ thuật Dệt-May (2+1)
|
3(2+1)
|
|
|
Chọn 1 trong các môn học (KTGD đại cương): 2 TC
|
|
|
Tổng
|
18
|
|
|
HỌC KỲ 3
|
|
|
|
STT
|
Mã môn học
|
Tên môn học
|
Số TC
|
Mã MH trước,
MH tiên quyết
|
|
1
|
PHYS131002
|
Vật lý 2
|
3
|
|
|
2
|
PHYS111202
|
Thí nghiệm vật lý 1
|
1
|
|
|
3
|
TYMA130851
|
Vật liệu sợi dệt
|
3
|
TFMA130751
|
|
4
|
WOFA230951
|
Vải dệt thoi
|
3
|
TFMA130751
|
|
5
|
KNFA231051
|
Vải dệt kim
|
3
|
TFMA130751
|
|
6
|
ADMO138685
|
Tin học dành cho kỹ sư (VP)
|
3
|
|
|
Chọn 2 trong các môn học (KTGD đại cương): 4 TC
|
|
|
Tổng
|
20
|
|
|
HỌC KỲ 4
|
|
|
|
STT
|
Mã môn học
|
Tên môn học
|
Số TC
|
Mã MH trước,
MH tiên quyết
|
|
1
|
WFCD231551
|
Thiết kế trang phục vải dệt thoi
|
3
|
WOFA230951
|
|
2
|
PWFC232251
|
TH Thiết kế trang phục vải dệt thoi
|
3
|
WOFA230951, WFCD231551,
TFMA130751
|
|
3
|
TEMA220551
|
Thiết bị ngành dệt
|
2
|
|
|
4
|
FDTE231251
|
Công nghệ nhuộm vải
|
3
|
|
|
5
|
PETE221851
|
TN Cơ lý dệt
|
2
|
POCH140151, MPTM122751
|
|
6
|
NOFA221151
|
Vải không dệt
|
2
|
|
|
Chọn 1 trong các môn học (KTGD khác): 2 TC
|
|
|
Chọn 1 trong các môn học (KTGD cơ sở ngành): 2 TC
|
|
|
|
Tổng
|
|
19
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
HỌC KỲ 5
|
|
|
STT
|
Mã môn học
|
Tên môn học
|
Số TC
|
Mã MH trước,
MH tiên quyết
|
1
|
TMPR330651
|
Chuẩn bị sản xuất hàng dệt may
|
3
|
|
2
|
KFCD321651
|
Thiết kế trang phục vải dệt kim
|
2
|
|
3
|
PKFC332351
|
TH Thiết kế trang phục vải dệt kim
|
3
|
|
4
|
FAFI331351
|
Quá trình hoàn tất vải
|
3
|
|
5
|
CETE321951
|
TN Hóa dệt
|
2
|
POCH140151, GCHE130603
|
Chọn 1 trong các môn học (KTGD cơ sở ngành): 2 TC
|
|
Chọn 1 trong các môn học (KTGD chuyên ngành): 3 TC
|
|
|
|
Tổng
|
18
|
|
HỌC KỲ 6
|
|
|
STT
|
Mã môn học
|
Tên môn học
|
Số TC
|
Mã MH trước,
MH tiên quyết
|
1
|
PWKT322151
|
TH CN dệt thoi và dệt kim
|
2
|
|
2
|
PFFI322051
|
TN Xử lý hoàn tất vải
|
2
|
|
3
|
CATR321451
|
Phụ liệu may
|
2
|
TFMA130751, WOFA230951,
KNFA231051
|
Chọn 2 trong các môn học (KTGD chuyên ngành): 5 TC
|
|
Chọn 3 trong các môn học (KTGD liên ngành): 6 TC
|
|
|
|
Tổng
|
17
|
|
HỌC KỲ 7
|
|
|
STT
|
Mã môn học
|
Tên môn học
|
Số TC
|
Mã MH trước,
MH tiên quyết
|
1
|
GSSS422451
|
Chuyên đề thực tế (CNVLD)
|
2
|
|
2
|
PTMT421751
|
Đồ án vật liệu dệt may
|
2
|
TFMA130751,
TYMA130851,
KFCD321651
|
3
|
INTE422451
|
Thực tập tốt nghiệp
|
4
|
|
Tổng
|
8
|
|
4
|
EXCO425651
|
Ngoại khóa
|
2
|
Không tính trong CTDT 132
TC
|
HỌC KỲ 8
|
|
|
STT
|
Mã môn học
|
Tên môn học
|
Số TC
|
Mã MH trước,
MH tiên quyết
|
1
|
TTGT434551
|
Chuyên đề tốt nghiệp
|
3
|
|
2
|
GRTH475651
|
Khóa luận tốt nghiệp
|
7
|
Đạt kỳ thi kiểm tra năng lực “Qualified exam”
|
|
|
Tổng
|
10
|
|
8. Mô tả vắn tắt nội dung và khối lượng các môn học
05. Toán 1
Phân bố thời gian học tập: 3(3/0/6)
Điều kiện tiên quyết: Không.
Tóm tắt
nội dung học phần: Học phần này
bao gồm các kiến thức về ma trận, định thức, hệ phương trình tuyến tính, không
gian vectơ Rn, dạng toàn phương, phép tính vi phân hàm một biến và một số ứng
dụng vào trong kinh tế.
06. Toán 2
Phân bố thời gian học tập: 3(3/0/6)
Điều kiện tiên quyết: Toán 1
Tóm tắt
nội dung học phần: Học phần này
bao gồm các kiến thức về phép tính vi phân hàm nhiều biến, phép tính tích phân
hàm một biến (tích bất định, tích phân xác định, tích phân suy rộng), phương
trình vi phân cấp 1 & 2. Một số ứng dụng kiến thức toán vào trong kinh tế.
07. Thống kê toán học dành cho kỹ sư
Phân bố thời gian học tập: 3(3/0/6)
Điều kiện tiên quyết: Toán A1.
Tóm tắt
nội dung học phần: Học phần này
giới thiệu các kiến thức cơ bản về lý thuyết xác suất và thống kê ứng dụng gồm:
Biến cố ngẫu nhiên, xác suất và các công thức tính xác suất, biến ngẫu nhiên và
luật phân phối xác suất, lý thuyết mẫu, ước lượng tham số, kiểm định giả
thuyết, hồi qui và tương quan tuyến tính.
08. Vật lý 1
Phân bố thời gian học tập: 3(3/0/6)
Điều kiện tiên quyết: Toán 1, 2.
Tóm tắt
nội dung học phần: Học phần cung
cấp cho sinh viên các kiến thức về:
- Cơ học: Phần này cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về cơ học
cổ điển (cơ học Newton). Nội dung chính bao gồm: các định luật Newton, định
luật hấp dẫn, các định luật bảo toàn trong chuyển động của chất điểm, hệ chất
điểm, vật rắn.
- Nhiệt học: Phần này cung cấp cho sinh viên các kiến thức về chuyển
động nhiệt phân tử và các nguyên lý cơ bản của nhiệt động lực học.
- Điện-Từ học: Phần này cung
cấp cho sinh viên các kiến thức liên quan đến các tương tác tĩnh điện, các
tương tác tĩnh từ và mối liên hệ giữa điện trường và từ trường biến thiên.
09. Vật lý 2
Phân bố thời gian học tập: 2(2/0/4)
Điều kiện tiên quyết: Toán 1, Vật lý 1.
Tóm tắt
nội dung học phần: Học phần này cung
cấp cho sinh viên những nội dung cơ bản của vật lý bao gồm các phần quang học,
lý thuyết tương đối hẹp của Einstein, cơ học lượng tử cơ sở cho việc tiếp cận
với các môn học chuyên ngành trình độ đại học các ngành khoa học, kỹ thuật và
công nghệ. Sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức về các hiện tượng tự
nhiên trong thế giới vi mô ở cấp độ tương đối tính và ứng dụng những kiến thức
đó trong nghiên cứu khoa học, trong phát triển kỹ thuật và công nghệ hiện đại.
Thông qua học phần này, người học sẽ nhận ra rằng vật chất có lưỡng tính sóng -
hạt; vì vậy để nghiên cứu, giải thích các hiện tượng, các quá trình, quy luật
vận động của tự nhiên trong thế giới vi mô phải dựa trên cơ học tương đối tính
và cơ học lượng tử. Các lý thuyết này cung cấp kiến thức và kỹ năng nền tảng để
hiểu được các hiện tượng, quy luật của các quá trình xảy ra bên trong nguyên
tử, do đó là cơ sở cho sự phát triển của khoa học và ứng dụng trong kỹ thuật,
công nghệ hiện đại như kỹ thuật điện-điện tử, công nghệ máy tính, công nghệ nano,
điều khiển tự động, công nghệ bức xạ, năng lượng, y học....
10. Thí nghiệm vật lý
Phân bố thời gian học tập: 1(0/1/2)
Điều kiện tiên quyết: Vật lý đại cương A1.
Tóm tắt
nội dung học phần:Thí nghiệm vật
lý đại cương gồm một đơn vị học phần có 9 bài thí nghiệm về cơ học, nhiệt học,
điện từ và quang học. Đây là môn học bổ sung cho sinh viên thuộc khối ngành
công nghệ hệ cao đẳng và đại học những kiến thức về bản chất các hiện tượng vật
lý xảy ra trong thực tế cuộc sống, rèn luyện cho các kỹ sư tương lai kỹ năng đo
lường và tính toán.
11. Hoá học cho kỹ thuật
Phân bố thời gian học tập: 3(3/0/6)
Điều kiện tiên quyết: Không.
Tóm tắt
nội dung học phần: Học phần trang
bị những kiến thức cơ bản về các khái niệm, phương pháp đọc và vẽ được các bản
vẽ kỹ thuật. Đồng thời môn học cũng cung cấp phương pháp phân tích và mô tả các
dạng mặt cắt cơ bản của chi tiết trên một số sản phẩm may mặc, cũng như trên
những đường may cơ bản thường sử dụng quá trình lắp ráp sản phẩm.
12. Tin học văn phòng nâng cao 4
Phân bố thời gian học tập: 3(3/0/6)
Điều kiện tiên quyết: Không.
Tóm tắt
nội dung học phần:Học phần này
cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng cơ bản và nâng cao về lĩnh vực
tin học văn phòng như: soạn thảo văn bản, tạo lập và xử lý bản tính, tạo các
tập tin thuyết trình. Người học có thể vận dụng các kiến thức đã học để sử dụng
một cách thành thạo các phần mềm Microsoft Office: Word, Excel và PowerPoint để
thiết kế các tài liệu phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và công việc chuyên
môn của mình. Ngoài ra, học phần này cũng trang bị cho sinh viên các kỹ năng
mềm như làm việc nhóm và thuyết trình các vấn đề nâng cao
13. Nhập môn quản trị chất lượng 2
Phân bố thời gian học tập: 2(2/0/4)
Điều kiện tiên quyết: Không.
Tóm tắt nội dung học phần: Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên:
- Những kiến
thức cơ bản về chất lượng và quản trị chất lượng, các phương pháp đánh giá chất
lượng và sử dụng kỹ thuật và công cụ QLCL nhằm giúp sinh viên có nền tảng cơ
bản để có thể tiếp cận cách xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả hệ thống
QTCL.
- Giới thiệu về vị trí của chất lượng trong xu thế
cạnh tranh toàn cầu; tình trạng quản trị chất lượng tại các nước đang phát
triển và tại Việt Nam. Đồng thời nêu ra một số chỉ tiêu và phương pháp đánh giá
chất lượng trong tổ chức, hướng dẫn sinh viên sử dụng một số phương pháp, kỹ
thuật và công cụ cơ bản để quản lý chất lượng.
14. Kỹ năng xây dựng kế hoạch 2
Phân bố thời gian học tập: 2(2/0/4)
Điều kiện tiên quyết: Không.
Tóm tắt nội dung học phần: Môn học này giúp sinh viên: Xác định các yếu tố cơ
bản của một kế hoạch; Xác định trình tự xây dựng một kế hoạch và lập bảng kế
hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn; Phương pháp quản lý thời gian và thay đổi
bản thân để thực hiện kế hoạch.
15. Phương pháp nghiên cứu khoa học 2
Phân bố thời gian học tập: 2(2/0/4)
Điều kiện tiên quyết:
Tóm tắt nội dung học phần: Trong quá trình đào tạo ở trường Đại học, sinh viên không chỉ lĩnh
hội tri thức từ phía giáo viên, mà học còn phải tự học và tự nghiên cứu. Từ tự
giác, tích cực và sáng tạo, sinh viên sẽ tìm ra cái mới nhằm giải thích sâu sắc
hay có lời giải phù hợp đó chính là sinh viên đã nghiên cứu khoa học. Học phần
Phương pháp nghiên cứu khoa học bao gồm những nội dung về các khái niệm, qui
trình và cấu trúc... Để từ đó sinh viên định hướng được việc lựa chọn đề tài
nghiên cứu, soạn được đề cương và áp dụng được các phương pháp nghiên cứu trong
khi thu thập và xử lý thông tin hợp lý trong khi tiến hành công trình nghiên
cứu khoa học. Sinh viên sẽ chủ động trong việc đang ký thực hiện đề tài nghiên
cứu cấp trường cũng như tiến hành luận văn tốt nghiệp hay đồ án tốt nghiệp một
cách khoa học và thành công.
16. Kinh tế học đại cương 2
Phân bố thời gian học tập: 2(2/0/4)
Điều kiện tiên quyết: Không.
Tóm tắt nội dung học phần: Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên: Những kiến thức
cơ bản về kinh tế; Phát triển tư duy kinh tế; Giúp người học làm quen với
phương pháp phân tích và lập luận trong kinh tế; Có cái nhìn năng động về các
hoạt động kinh tế trong thực tiễn và trên thị trường và vận dụng các nguyên lý,
các quy luật kinh tế để xử lý tình huống cụ thể.
17. Nhập môn quản trị học 2
Phân bố thời gian học tập: 2(2/0/4)
Điều kiện tiên quyết: Không.
Tóm tắt nội dung học phần: Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên: Những kiến thức
cơ bản về quản trị, bao gồm những yếu tố môi trường tổng quát nhất tác động đến
doanh nghiệp, tổ chức; Cách phân tích môi trường cơ bản nhất, tổng hợp các yếu
tố môi trường để từ đó định hướng cho tổ chức; Vận dụng các nguyên lý, các quy
luật kinh tế để xử lý tình huống cụ thể, hình thành được kỹ năng phân tích
vấn đề và phát triển tư duy quản lý
18. Nhập môn logic học 2
Phân bố thời gian học tập: 2(2/0/4)
Điều kiện tiên quyết: Không.
Tóm tắt nội dung
học phần: Môn học này nhằm
trang bị cho sinh viên những kiến thức: Khái quát về logic học; Cấu trúc của tư
duy con người đồng thời giúp sinh viên tìm hiểu các phương pháp suy luận và ứng
dụng trong đời sống, trong học tập nghiên cứu. Qua đó, sinh viên sẽ nhận thức
được chức năng, vị trí của logic học trong đời sống của con người, nhất là
trong thời kỳ hiện đại.
19. Cơ sở văn hóa Việt Nam 2
Phân bố thời gian học tập: 2(2/0/4)
Điều kiện tiên quyết: Không.
Tóm tắt nội dung học phần: Môn học này nhằm trang bị cho sinh viên: Cấu trúc
văn hóa đa tộc người và các vùng văn hóa Việt Nam; Văn hóa Việt Nam – cách nhìn
và cách tri nhận; Giúp sinh viên tham khảo và nghiên cứu các tiêu chí hình
thành các vùng văn hóa Việt Nam. Trên cơ sở đó, sinh viên nhận diện được nền
văn hóa dân tộc
20. Nhập môn xã hội học 2
Phân bố thời gian học tập: 2(2/0/4)
Điều kiện tiên quyết: Không.
Tóm tắt nội dung học phần: Môn học này nhằm trang bị cho sinh viên về hệ thống
lý thuyết cơ bản của môn xã hội học: Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu
của xã hội học; Lược khảo lịch sử ra đời và phát triển của xã hội học; Phương
pháp nghiên cứu của xã hội học; Thế nào là: cá nhân và xã hội. Những khái niệm
và phạm trù cơ bản của xã hội học; Di động xã hội và biến đổi xã hội; Văn hóa
xã hội; Dư luận xã hội và thông tin đại chúng; Xã hội học nông thôn; Xã hội học
đô thị; Xã hội học gia đình.
21. Tâm ký học kỹ sư 2
Phân bố thời gian học tập: 2(2/0/4)
Điều kiện tiên quyết: Không.
Tóm tắt nội dung học phần: Để tạo nên sự
tương tác giữa công nghệ và con người, sinh viên các ngành kỹ thuật công nghệ
cần hiểu được đặc điểm tâm lý cơ bản của
con người. Học phần Tâm lý học kỹ sư sẽ cung cấp cho sinh viên các ngành kỹ
thuật công nghệ các kiến thức về tâm lý con người và ứng dụng các kiến thức này
vào thiết kế hệ thống kỹ thuật phù hợp với con người.
22. Tư duy hệ thống 2
Phân bố thời gian học tập: 2(2/0/4)
Điều kiện tiên quyết: Không.
Tóm tắt nội dung học phần: Môn học này nhằm trang bị cho sinh viên những kiến
thức: Tổng quan về hệ thống; Tư duy để sống, học tập và làm việc hiệu quả hơn;
Phương pháp luận tư duy hệ thống; Các phương pháp tư duy và tìm kiếm giải pháp
sáng tạo.
23. Kỹ năng học tập đại học 2
Phân bố thời gian học tập: 2(2/0/4)
Điều kiện tiên quyết:
Tóm tắt nội dung học phần :Môn học này nhằm giúp sinh viên xác định những kiến
thức cơ bản về: Nguồn lực trong học tập
ở trường Đại học; Mục tiêu học tập và quản lý thời gian học tập; Các phương
pháp học tập và những yếu tố quyết định thành công trong học tập.
24. Kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ
thuật 2
Phân bố thời gian học tập: 2(2/0/4)
Điều kiện tiên quyết:
Tóm tắt nội dung học phần: Môn học Kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật thuộc nhóm môn
học tự chọn của khối ngành kỹ thuật công nghệ. Môn học này nhằm hình thành cho
sinh viên một số kỹ năng làm việc cơ bản trong môi trường kỹ thuật, đặc biệt là
các kỹ năng làm việc trong môi trường đa văn hóa, hiện đại, có sự thay đổi
nhanh chóng về công nghệ.
25. Giáo dục thể chất 1
Phân bố thời gian học tập: 1(0/1/2)
Điều kiện tiên
quyết: không
Tóm tắt nội dung
học phần: Học phần trang bị cho sinh viên kiến
thức khái quát về lịch sử phát triển thể thao và phong trào Olimpic, lợi ích
của việc tập luyện TDTT và các nguyên tắc, phương pháp tập luyện TDTT. Kỹ thuật
nhảy xa kiểu ưỡn thân và chạy cự ly trung bình. Các bài test kiểm tra tiêu
chuẩn rèn luyện thân thể theo quy định của Bộ Giáo dục đào tạo
26. Giáo dục thể chất 2
Phân bố thời gian học tập: 1(0/1/2)
Điều kiện tiên
quyết: không
Tóm tắt nội dung học phần: Khái quát lịch sử phát triển, đặc điểm, tác dụng, luật thi đấu môn bóng
chuyền. Kỹ thuật di chuyển, đệm bóng (chuyền bóng thấp tay), chuyền bóng cao
tay trước mặt, phát bóng cao tay và thấp tay, kỹ thuật đập bóng, chắn bóng, đội
hình thi đấu
27. Giáo dục thể chất 3
Phân bố thời gian học tập: 3(1/2/6)
Điều kiện tiên
quyết: không
Tóm tắt nội dung học phần: Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về môn võ
Karatedo. Ý nghĩa, tác dụng, lịch sử phát triển, những nghi thức, thuật ngữ kỹ
thuật, hệ thống kỹ thuật, quyền thuật, đối luyện, các kỹ thuật tự vệ và luật
thi đấu môn Karatedo
28. Hóa học cao phân tử (ngành dệt may)
Phân bố thời gian học tập: 4(4/0/8)
Điều kiện tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung học phần: Học phần trang bị cho người học kiến thức về các phương pháp tổng hợp
polymer, cơ chế và động học của các quá trình tổng hợp polymer, các phương pháp
tổng hợp polymer có kiểm soát cấu trúc phân tử, trạng thái vật lý, cơ lý của
các polymer, cấu trúc polymer, và một số phương pháp hoá lý nghiên cứu, phân
tích polymer trong lĩnh vực dệt may
29. Nhập môn ngành (CN VLDM)
Phân bố thời gian học tập: 3(3/0/6)
Điều kiện tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung học phần: Trang bị cho sinh
viên năm thứ nhất kiến thức về Trường ĐH SPKT, Khoa CNM&TT, giúp sinh viên
nhanh chóng làm quen và hòa nhập với môi trường mới. Học phần cũng giới thiệu
tổng quát chương trình học và định hướng về nghề nghiệp, giúp sinh viên hiểu rõ
nhiệm vụ, vai trò, trách nhiệm của người Kỹ sư ngành Công nghệ vật liệu dệt may
trong tương lai. Đồng thời, giúp sinh viên xây dựng và bồi dưỡng nền tảng đạo
đức nghề nghiệp cũng như rèn luyện về kỹ năng mềm
30. Mỹ thuật ứng dụng ngành dệt may
Phân bố thời gian học tập: 3(3/0/6)
Điều kiện tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung học phần: Môn học cung cấp cho người học những kiến thức
cơ bản về: màu sắc, đường nét, hình khối, các nguyên tắc trang trí, tỷ lệ, bố
cục trang phục,....nhằm giúp người học vận dụng vào quá trình thiết kế và định
hình cho phong cách thời trang của bản thân, để tìm ra bộ trang phục đẹp
31. Hình họa vẽ kỹ thuật dệt may (2+1)
Phân bố thời gian học tập: 3(2/1/6)
Điều kiện tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung học phần: Học phần giới
thiệu những kiến thức cơ bản về vẽ kỹ thuật nói chung và các qui ước cụ thể đối
với các bản vẽ kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ vật liệu dệt may nói riêng.
Nội dung học phần hướng dẫn cho người học cách thể hiện các đường nét, các ký
hiệu mặt cắt đường may, cách lắp ráp các chi tiết trên một số sản phẩm dệt may,
đặc biệt là giúp người học thể hiện được các yêu cầu và nguyên tắc thiết kế mẫu
thông qua bản vẽ mô tả phẳng để phục vụ nhu cầu triển khai sản xuất trong thực
tế
32. Cơ lý vật liệu dệt
Phân bố thời gian học tập: 3(3/0/6)
Điều kiện tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung học phần: Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức về tính chất cơ lý của
vật liệu dệt dựa trên quan hệ giữa độ giãn và ứng suất
theo quan điểm lực liên kết giữa các phần tử dệt, thể hiện qua độ bền đứt, công đứt và độ phục hồi đàn hồi. Bên cạnh
đó, môn học cũng cung cấp kiến thức cơ bản về phương pháp xác định, các yếu tố
ảnh hưởng đến độ bền ma sát, độ bền uốn, độ cứng uốn, độ bền dẻo của các loại
vật liệu dệt.
33. Thiết bị ngành dệt
Phân bố thời gian học tập:2(2/0/4)
Điều kiện tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung học phần: Môn học giúp sinh
viên trình bày được các những khái niệm và đặc tính của thiết bị ngành dệt may,
hiểu được quy trình tạo mũi may, mũi dệt giải thích được chức năng cấu tạo và
nguyên lý hoạt động của một số cơ cấu trên các thiết bị. Học phần cũng cung cấp
cho sinh viên cách vận hành, tìm hiểu nguyên nhân và sửa chữa một số trục trặc
thông thường.
34. Marketting hàng dệt may
Phân bố thời gian học tập:2(2/0/4)
Điều kiện tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung học phần: Môn học này cung cấp kiến thức căn bản về marketing, xác định môi trường
marketing và giúp lựa chọn thị trường mục tiêu; mô tả các chiến lược marketing
trong marketing-mix; giới thiệu cơ bản về quản trị marketing nhằm giúp sinh
viên có thể áp dụng vào vị trí công việc kinh doanh hàng may mặc nội địa hoặc
xuất khẩu, quản lý đơn hàng, nghiên cứu và phát triển… trong môi trường kinh
doanh tại các doanh nghiệp hàng may mặc-thời trang Việt Nam quy mô vừa và
nhỏ hiện nay
35. Đàm phán kinh doanh hàng dệt may
Phân bố thời gian học tập: 2(2/0/4)
Điều kiện tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung học phần: Môn học này cung cấp kiến thức và kỹ năng
cần thiết về kinh doanh công nghệ vật liệu dệt, may giúp cho sinh viên hiểu rõ hơn về môi
trường và xu hướng quốc tế hóa hoạt động sản xuất kinh doanh công nghệ vật liệu dệt, may. Vận dụng được khác biệt văn hóa, tập
quán thương mại, chính trị-luật pháp. Có tư duy về hoạch định chiến
lược toàn cầu trong sản xuất, quản trị nhân lực, marketing và tài chính
tiền tệ quốc tế phù hợp với môi trường kinh doanh công nghệ vật liệu dệt, may.
Tiếp theo, môn học cung cấp cho sinh viên những lý luận cơ bản về đàm phán,
những kiến thức về phát triển các kỹ năng đàm phán trong kinh doanh quốc tế và
những kiến thức về văn hóa đặc trưng của các đối tác phổ biến trong kinh
doanh công nghệ vật liệu dệt, may ở Việt Nam hiện nay
36. Tổ chức quản lý sản xuất hàng dệt may
Phân bố thời gian học tập: 2(2/0/4)
Điều kiện tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung học phần: Môn học cung cấp
kiến thức nền tảng chuyên môn cho sinh viên trình độ đại học ngành công nghệ
vật liệu dệt, may. Học phần này sẽ trang bị cho sinh viên những khái niệm về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của doanh nghiệp; Trình bày qui trình hoạt động
và cách tổ chức quản lý các bộ phận sản xuất trong xí nghiệp công nghệ vật liệu
dệt, may. Bên cạnh đó môn học cũng giới thiệu các hệ thống sản xuất đã và đang
áp dụng ở Việt Nam và trên thế giới giúp SV nhận diện hệ thống sản xuất, các
kiến thức quản lý sản xuất theo triết lý JIT và Lean nhằm cải tiến năng suất và
hiệu quả trong hệ thống sản xuất.
37. Chuẩn bị sản xuất hàng dệt may
Phân bố thời gian học tập: 3(3/0/6)
Điều kiện tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung học phần: Học phần này trang bị cho sinh viên những
kiến thức chuyên sâu về chuẩn bị nguyên phụ liệu, công nghệ gia công chi tiết
và các phương pháp xây dựng định mức kỹ thuật trong sản xuất ngành dệt, may. Đặc biệt, môn học hướng dẫn người học thiết
lập bộ tài liệu kỹ thuật chi tiết cho một đơn hàng
38. Kiểm tra chất lượng sản phẩm dệt may
Phân bố thời gian học tập: 2(2/0/4)
Điều kiện tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung học phần: Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức quan trọng trong quá
trình đánh giá chất lượng sản phẩm dệt may trước khi xuất khẩu hoặc đưa đến tay
người tiêu dùng. Môn học giới thiệu đến sinh viên những
qui định về kiểm định sản phẩm theo các tiêu chuẩn quốc tế và trong nước như
ISO, ASTM, JIS, TCVN… là cơ sở để giúp các công ty dệt may đảm bảo chất lượng
trong suốt quá trình sản xuất và tăng uy tín của doanh nghiệp khi tham gia xuất
khẩu vào các thị trường lớn trên thế giới.
39. Thiết kế trang phục vải dệt thoi
Phân bố thời gian học tập: 3(3/0/6)
Điều kiện tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung học phần: Môn học cung cấp các kiến thức cơ bản về phương
pháp đo trực tiếp trên cơ thể người, cách lựa chọn độ cử động và phương pháp vẽ
thiết kế các chi tiết thành phẩm của trang phục vải dệt thoi cơ bản dựa trên
các số đo của ni và tài liệu kỹ
thuật được cung
cấp
40. TH Thiết kế trang phục vải dệt thoi
Phân bố thời gian học tập: 3(0/3/6)
Điều kiện tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung học phần: Môn học hướng dẫn cách cách vẽ thiết kế, giác sơ đồ, cắt các chi tiết
bán thành phẩm và quy cách lắp ráp hoàn chỉnh các sản phẩm vải dệt thoi theo
tiêu chuẩn kỹ thuật.
41. Thiết kế trang phục vải dệt kim
Phân bố thời gian học tập: 2(2/0/4)
Điều kiện tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung học phần: Môn học cung cấp các kiến thức cơ bản về hệ
cỡ số trang phục thông dụng cho vải dệt kim trong nước và cách tạo rập mẫu các
chi tiết thành phẩm một số loại trang phục dệt kim thông dụng cơ bản gồm các
dạng quần áo mặc bên trong và bên ngoài bằng vải dệt kim dựa trên các thông số
kích thước thiết kế được cung cấp. Đồng thời, môn học giúp người học đề xuất độ
cử động phù hợp cho từng loại vải dệt kim tương ứng với kiểu dáng trang phục
42. TH Thiết kế trang phục vải dệt kim
Phân bố thời gian học tập: 3(0/3/6)
Điều kiện tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung học phần: Môn học hướng dẫn người qui trình sản xuất các loại vải dệt thoi và dệt
kim từ khâu lập kế hoạch, thiết kế kiểu dệt đến khâu thực thi các mẫu này trên
các máy dệt. Thông qua hoạt động này, người học sẽ hiểu sâu hơn về thực tế sản
xuất của các loại mặt hàng dệt để từ đó đánh giá chất lượng sản phẩm cũng như đề
xuất những giải pháp công nghệ nhằm nâng cao hiệu suất.
43. Vật liệu xơ dệt
Phân bố thời gian học tập: 3(3/0/6)
Điều kiện tiên
quyết: không
Tóm tắt nội dung học phần: Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về nguồn gốc, cấu tạo, tính chất,
ứng dụng, cách phân biệt của các loại vật liệu xơ dệt được dùng để sản xuất quần áo may mặc và các lĩnh vực khác.
Qua môn học, sinh viên có khả năng phân tích, đánh giá, lựa chọn vật liệu xơ dệt phù hợp để sản xuất
sợi dệt, vải dệt và các sản phẩm từ chúng giúp nâng cao chất lượng và giá trị.
44. Vật liệu sợi dệt
Phân bố thời gian học tập: 3(3/0/6)
Điều kiện tiên
quyết: không
Tóm tắt nội dung học phần: Môn học cung cấp kiến thức chuyên sâu về công nghệ vật liệu sợi dệt gồm
đặc điểm vật liệu sợi dệt, khái niệm sợi, phân loại sợi, những nguyên lý vật
liệu sợi dệt (hình thành sợi, làm tơi, tách tạp chất, pha trộn, duỗi thẳng,
loại bỏ xơ ngắn, làm đều, làm mảnh, tạo bền....), các kỹ thuật kéo sợi phổ biến
hiện (từ xơ ngắn, tơ filament, sợi fancy và sợi phức).
Qua môn học này, người học có thể trình bày được hiểu biết về vật liệu sợi dệt, những yếu tố ảnh
hưởng của chất lượng vật liệu sợi
dệt cũng như các quá trình sản xuất gia công
sản phẩm may
45. Vải dệt thoi
Phân bố thời gian học tập: 3(3/0/6)
Điều kiện tiên
quyết: không
Tóm tắt nội dung học phần: Môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về vải dệt thoi bao gồm khái
niệm cơ bản, nguồn gốc, đặc điểm cấu tạo, tính chất đặc trưng, quá trình sản
xuất các loại vải dệt thoi vân điểm, vân chéo, vân đoạn. Qua môn học này, sinh
viên có thể nhận biết được các loại vải dệt thoi khác nhau, đề xuất các hướng
sử dụng và vận dụng kiến thức về vải dệt thoi để giải quyết các vấn đề thực tế
trong quá trình tổ chức, sản xuất và sử dụng.
46. Vải dệt kim
Phân bố thời gian học tập: 3(3/0/6)
Điều kiện tiên
quyết: không
Tóm tắt nội dung học phần: Môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về vải dệt kim bao gồm khái
niệm cơ bản, nguồn gốc, đặc điểm cấu tạo, tính chất đặc trưng, quá trình sản
xuất các loại vải dệt kim đan dọc và đan ngang. Qua môn học này, sinh viên có
thể nhận biết được các loại vải dệt kim khác nhau, đề xuất các hướng sử dụng và
vận dụng kiến thức về vải dệt kim để giải quyết các vấn đề thực tế trong quá
trình tổ chức, sản xuất và sử dụng các mặt hàng dệt kim
47. Vải không dệt
Phân bố thời gian học tập: 2(2/0/4)
Điều kiện tiên
quyết: không
Tóm tắt nội dung học phần: Vải không dệt ngày nay đang được sử dụng rộng rãi với khối lượng lớn
trong rất nhiều lĩnh vực dân dụng và công nghiệp như các sản phẩm sử dụng trong
y tế và sản phẩm vệ sinh, vật liệu may mặc, vật liệu trang trí nội thất, vật
liệu xử lý nền móng trong xây dựng, vật liệu cách âm, vật liệu cách điện, vật
liệu cách nhiệt… Vải không dệt là môn học thuộc thuộc khối kiến thức chuyên
ngành công nghệ vật liệu dệt may, giới thiệu cho sinh viên đặc điểm cấu tạo,
tính chất, quá trình xử lý hoàn tất và phạm vi ứng dụng của các loại vải không
dệt. Bên cạnh đó; môn học cũng cung cấp cho sinh viên thông tin về đặc điểm cấu
trúc và yêu cầu chất lượng đối với những mặt hàng vải không dệt đang được sử
dụng rộng rãi trên các sản phẩm dệt may
48. Phụ liệu may
Phân bố thời gian học tập: 2(2/0/4)
Điều kiện tiên
quyết: không
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành công nghệ vật liệu dệt may, môn học giới thiệu cho sinh viên về các loại phụ liệu
quan trọng trong ngành may. Đồng thời cung cấp cá kiến thức về đặc điểm, tính chất, cấu trúc, nhận dạng và đánh
giá chất lượng phụ liệu may trong quá trình sử dụng để gia công các loại sản
phẩm may trong công nghiệp
49. Công nghệ nhuộm vải
Phân bố thời gian học tập: 3(3/0/6)
Điều kiện tiên
quyết: không
Tóm tắt nội dung học phần: Môn học công nghệ nhuộm vải cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản
về nguồn gốc, thành phần, đặc điểm, phương pháp xử lý, qui trình công nghệ của
các loại thuốc nhuộm sử dụng trên các loại vải khác nhau.
Qua môn học này, sinh viên có thể vận dụng các kiến thức đã học về hóa học
thuốc nhuộm để triển khai các ứng dụng tạo màu trên thực tế đồng thời có thể đề
xuất các giải pháp tối ưu hóa hiệu quả nhuộm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm
may mặc
50. Công nghệ in vải
Phân bố thời gian học tập: 3(3/0/6)
Điều kiện tiên
quyết: không
Tóm tắt nội dung học phần: Môn học giới thiệu nguồn gốc, đặc điểm, phương pháp, sự phát triển, ứng
dụng của lĩnh vực công nghệ in trên vải (in hoa) bao gồm kỹ thuật in lụa, in
trục, in chuyển nhiệt, in kỹ thuật số...
Qua môn học này, người học có thể hiểu, vận dụng và xử lý các vấn đề kỹ thuật
trong các khâu in vải để từ đó nâng cao chất lượng thẩm mỹ và giá trị sử dụng
cho các sản phẩm may mặc
51. Quá trình hoàn tất vải
Phân bố thời gian học tập: 3(3/0/6)
Điều kiện tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung học phần: Quá trình hoàn tất vải là môn học quan trọng nằm trong khối kiến thức
của chương trình đào tạo kỹ thuật và cử nhân ngành công nghệ may của trường đại
học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM, và đây cũng là những nội dung cần phải nắm vững
của các kỹ sư trong ngành dệt. Môn học này cung cấp những nội dung cơ bản về
quá trình xử lý vải sau khi dệt thành vải thành phẩm, có thể đem ra tiêu thụ
trên thị trường. Các xử lý hoàn tất đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo
chất lượng, hiệu quả sử dụng của vải và các sản phẩm từ vải.
52. TN Cơ lý dệt
Phân bố thời gian học tập: 2(0/2/4)
Điều kiện
tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung học phần: Môn học hướng dẫn sinh viên cách thực hiện các
thí nghiệm cơ học và vật lý trong nghiên cứu và đánh giá tính chất vật liệu dệt.
Qua môn học, sinh viên được học cách sử dụng thiết bị, cách xử lý, các bước thực
nghiệm, các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất kết quả đánh giá các tính chất này
trên xơ sợi vải
53. TN Hóa dệt
Phân bố thời gian học tập: 2(0/2/4)
Điều kiện tiên
quyết: không
Tóm tắt nội dung học phần: Môn học hướng dẫn sinh viên cách thực hiện các thí
nghiệm hóa sinh trong nghiên cứu và đánh giá tính chất vật liệu dệt. Qua môn học,
sinh viên được học cách sử dụng thiết bị, cách xử lý, các bước thực nghiệm, các
yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý hóa chất trên của vải.
54. TN Xử lý hoàn tất vải
Phân bố thời gian học tập: 2(0/2/4)
Điều kiện tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung học phần: Môn học hướng dẫn sinh viên cách thực hiện các xử lý hoàn tất tạo chức
năng cho vải dệt bao gồm chống cháy, kháng khuẩn, chống thấm, chống nhàu và hồ
mềm. Qua môn học, sinh viên được học cách sử dụng thiết bị, cách xử lý, các bước
thực nghiệm, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý hoàn tất của vải.
55. TH Công nghệ dệt thoi và dệt kim
Phân bố thời gian học tập: 2(0/2/4)
Điều kiện tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung học phần: Môn học hướng dẫn người qui trình sản xuất các loại vải dệt thoi và dệt
kim từ khâu lập kế hoạch, thiết kế kiểu dệt đến khâu thực thi các mẫu này trên
các máy dệt. Thông qua hoạt động này, người học sẽ hiểu sâu hơn về thực tế sản
xuất của các loại mặt hàng dệt để từ đó đánh giá chất lượng sản phẩm cũng như đề
xuất những giải pháp công nghệ nhằm nâng cao hiệu suất
56. Vật liệu dệt mới
Phân bố thời gian học tập: 3(3/0/6)
Điều kiện tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung học phần: Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về những tiến bộ
trong nghiên cứu và phát triển các loại vật liệu dệt may trên thế giới trong
sản xuất xơ sợi dệt, xử lý nhuộm in hoa và hoàn tất vải.
Các nội dung cụ thể của môn học bao gồm việc tìm ra các loại xơ sợi dệt mới, kỹ
thuật mới trong nhuộm vải, tiến bộ trong chấm thấm, kháng khuẩn, chống tia bức
xạ, dẫn điện, phát quang, chống cháy, tạo mùi thơm, in ba chiều.
57. Vật liệu dệt thông minh
Phân bố thời gian học tập: 3(3/0/6)
Điều kiện tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung học phần: Môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành của chương trình đào tạo kỹ
sư ngành công nghệ dệt may giới thiệu cho sinh viên kiến thức cơ bản về thiết
kế và biến đổi tính chất thông minh trong nghiên cứu và phát triển các loại xơ
sợi vải dệt. Từ đó, hỗ trợ sinh viên các ý tưởng ứng dụng từ những phát kiến
mới nhất vào thực tế sản xuất đem lại nhiều giá trị gia tăng cho sản phẩm dệt
may.
58. Chuyên đề thực tế
Phân bố thời gian học tập: 2(0/2/4)
Điều kiện
tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung học phần: Môn học được chọn lựa dựa vào thực tế sản xuất
các loại vật liệu dệt để cập nhật các kiến thức cần thiết giúp sinh viên tiếp
cận tốt hơn với yêu cầu cụ thể của công việc. Các chủ đề được lựa chọn gắn liền
với các kiến thức liên quan nhưng sinh viên chưa được trang bị trong quá trình
học tại nhà trường nhờ đó giúp sinh viên nhanh chóng hòa nhập sau khi ra
trường.
59. Đồ án vật liệu dệt may
Phân bố thời gian học tập: 2(0/2/4)
Điều kiện tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung học phần: Học phần hướng dẫn sinh viên từ cách lựa chọn
ý tưởng, nghiên cứu ý tưởng và nguyên phụ liệu may đến xây dựng mẫu vải, cách tính, dựng hình thiết
kế và cắt, may hoàn chỉnh một sản phẩm trong bộ sưu tập đã chọn hoặc tự sáng
tác theo xu hướng thời trang. Bên cạnh
đó, môn học còn giúp Sinh viên vận dụng thành thạo các kiến thức về vật liệu
dệt, thiết kế và công nghệ may ứng dụng trong các công đoạn sản xuất và quá
trình tổ chức - quản lý sản xuất hàng
dệt may.
60. Thực tập tốt nghiệp
Phân bố thời gian học tập: 2(0/2/4)
Điều kiện tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần này giúp sinh
viên kiến tập một số xưởng, công ty, xí nghiệp dệt may
để kiểm chứng lại lý thuyết đã được học và trải
nghiệm thực tế tại
một số vị trí làm việc tại các bộ phận để có khả năng thích ứng tốt trong quá trình thử
việc ở các công ty xí nghiệp ngay
khi vừa ra
trường
61. Khóa luận tốt nghiệp
Phân bố thời gian học tập: 7(0/7/14)
Điều kiện tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung học phần: Học phần khóa luận
tốt nghiệp được thiết kế nhằm giúp người học tổng hợp tất cả các kiến thức, kỹ
năng để giải quyết những vấn đề cụ thể về mặt khoa học, công nghệ và kỹ thuật
vật liệu dệt may. Học phần này giúp cho sinh viên hình thành định hướng nghề
nghiệp, các kỹ năng mềm cũng như nền tảng đạo đức nghề nghiệp.
62. Vải kỹ thuật
Phân bố thời gian học tập: 2(2/0/4)
Điều kiện tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung học phần: Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nguồn gốc, cấu
trúc, tính chất của các loại xơ, sợi dệt và vải kỹ thuật. Qua đó, sinh viên có
thể vận dụng kiến thức để phân tích, đánh giá chất lượng và nhận biết các loại
xơ, sợi và vải dệt thông dụng.
63. Lưu biến dệt
Phân bố thời gian học tập: 2(2/0/4)
Điều kiện
tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung học phần: Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về các tính chất dòng
chất lỏng (lưu biến) của các loại vật liệu dệt bao gồm khái niệm, phương pháp
tiếp cận, phương pháp đo, phép tính và ứng dụng trong thực tế nghiên cứu, sản
xuất vật liệu dệt.
64. Quản lý kho
Phân bố thời gian học tập: 2(2/0/4)
Điều kiện
tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung học phần: Môn học cung cấp kiến thức chuyên môn nâng cao cho sinh viên trình độ
đại học ngành công nghệ may. Học phần này giúp sinh viên biết được tầm quan
trọng của công việc quản lý kho; hiểu và thể hiện được vai trò, trách nhiệm,
quyền hạn của người thủ kho; Vận dụng được các nguyên tắc và phương pháp lưu
trữ, sắp xếp hàng hóa phù hợp trong kho; Thực hiện các nghiệp vụ nhập, xuất,
kiểm soát hàng hóa trong công tác quản lý kho.
65. Vải đa chức năng
Phân bố thời gian học tập: 3(3/0/6)
Điều kiện
tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung học phần: Môn học trang bị cho người học kiến thức về các loại vải đa chức năng,
trong đó vải được đồng thời xử lý nhiều công đoạn hoàn tất khác nhau nhằm giúp
việc sử dụng được tiện lợi hơn ví dụ như xử lý chống thấm kết hợp xử lý kháng
khuẩn dùng trong bệnh viện, xử lý chống cháy kết hợp xử lý bền sử dụng trong
lĩnh vực cứu hỏa... Qua môn học này, sinh viên có thể đề xuất các giải pháp xử
lý hoàn tất vải khác nhau để tăng giá trị cho các sản phẩm dệt may
66. Công nghệ wash
Phân bố thời gian học tập: 2(2/0/4)
Điều kiện
tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung học phần: Môn học trang bị cho sinh viên kiến thức về
Công nghệ wash Jeans, qui trình sản xuất và hoàn tất vải Jeans, công nghệ nhuộm
màu chàm Indigo....Từ đó, sinh viên nhận biết được các hiệu ứng wash trên sản
phẩm, các loại hóa chất, công cụ, máy móc thiết bị sử dụng để tạo ra các hiệu
ứng wash trên sản phẩm Jeans
67. Sinh thái dệt
Phân bố thời gian học tập: 2(2/0/4)
Điều kiện
tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung học phần: Môn học cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về vấn đề sinh thái và môi trường trong công nghiệp dệt may và ảnh hưởng của
sinh thái dệt may đến sản phẩm cũng như con người và môi trường. Đồng thời, môn học còn cung cấp các kiến
thức về công nghệ sản xuất sạch hơn trong lĩnh vực dệt may nhằm đáp ứng yêu cầu
hàng xuất nhập khẩu trong điều kiện thương mại hội nhập quốc tế hiện nay
68. Quản lý đơn hàng dệt
Phân bố thời gian học tập: 3(3/0/6)
Điều kiện tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung học phần: Học phần trang bị cho sinh viên những kiến
thức về công tác quản lý đơn hàng (QLĐH) ngành dệt may từ giai đoạn tiếp nhận thông
tin, phát triển mẫu, may mẫu tiền sản xuất, theo dõi triển khai sản xuất đến
thanh lý hợp đồng và các yêu cầu cầu cần thiết đối với nhân viên QLĐH. Ngoài ra,
học phần cũng cung cấp cho sinh viên cách thức tính giá sản phẩm may, đọc hiểu
tài liệu kỹ thuật, các phương thức xuất nhập khẩu hàng may mặc, kê khai hàng hóa
và cách soạn thảo một hợp đồng gia công may mặc.
69. An toàn trong sản xuất dệt may
Phân bố thời gian học tập: 2(2/0/4)
Điều kiện tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học cung cấp cho sinh viên các
kiến thức về thực trạng an toàn lao động trong sản xuất ngành dệt may, những kỹ
thuật an toàn và giải pháp vệ sinh an toàn lao động. Đồng thời cung cấp những
giải pháp để giải quyết các vấn đề trong quá trình sản xuất ngành dệt may để
đảm bảo an toàn cho người lao động, môi trường và sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn
chất lượng sản phẩm dệt may sang các thị trường lớn trên thế giới trong giai
đoạn hội nhập về thương mại.
70. Xuất nhập khẩu hàng may mặc
Phân bố thời gian học tập: 2(2/0/4)
Điều kiện tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung học phần: Môn học trang bị cho sinh viên kiến thức về
Qui trình làm việc của bộ phận Xuất nhập khẩu tại các doanh nghiệp may, công
tác biên soạn các bộ chứng từ cho thủ tục xuất – nhập hàng trong ngành may.
Đồng thời, sinh viên còn được cung cấp các kiến thức về nghiệp vụ khai báo bải
quan cho hàng nhập – xuất, thủ tục cho đơn cấp CO .... và các qui định về thuế
xuất cho công tác giao thương nội địa cũng như quốc tế
71. Thiết kế trên mannequin
Phân bố thời gian học tập: 2(2/0/4)
Điều kiện
tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung học phần: Môn học cung cấp kiến thức và hướng dẫn sinh viên thực hành thiết kế,
cắt dựng mẫu trực tiếp trên mannequin, mà không cần sử dụng công thức như cắt
may thông thường. Môn học bao gồm hai nội dung chính: kỹ thuật quấn vải và kỹ thuật tạo hình rập
3D. Môn học sẽ hướng sinh viên đến lối tư duy sáng tạo kết hợp giữa nghệ thuật
và kỹ thuật trong thiết kế thời trang.
72. Tâm lý học kinh doanh may mặc
Phân bố thời gian học tập: 2(2/0/4)
Điều kiện tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung học phần: Môn học trang bị cho người học những
kiến thức cơ bản về đặc điểm tâm lý trong hoạt động kinh doanh, bao gồm đặc
điểm người tiêu dùng, đặc điểm người bán hàng và hoạt động bán hàng, đặc điểm
nhà kinh doanh, hoạt động quảng bá sản phẩm kinh doanh. Từ đó giúp người học
ứng dụng kiến thức được học vào việc giải thích, phân tích và đánh giá hoạt
động kinh doanh của một doanh nghiệp cũng như của cá nhân sau này. Bên cạnh đó,
môn học cũng trang bị cho người học một số kỹ năng nhất định trong cuộc sống,
như kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng quan sát, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng
giao tiếp, kỹ năng thuyết trình.
9. Cơ sở vật chất phục vụ học tập
9.1. Các xưởng, phòng thí nghiệm và các
hệ thống thiết bị thí nghiệm quan trọng
STT
|
Tên xưởng/phòng
|
Số lượng
|
1
|
Xưởng cắt
|
01
|
2
|
Xưởng may
|
05
|
3
|
Xưởng công nghệ
|
01
|
4
|
Xưởng bảo dưỡng
& Sửa chữa
|
01
|
5
|
Phòng thực hành
CAD
|
01
|
6
|
Phòng chuẩn bị
sản xuất
|
01
|
9.2. Thư viện,
trang Web
STT
|
Thư viện, trang WEB
|
Ghi chú
|
1
|
Thư viện
|
Sử dụng thư viện
trường
|
2
|
Tủ sách chuyên
ngành Khoa Công nghệ may & TT
|
Sách chuyên
ngành CN may & TKTT
|
3
|
http://www.vinatex.com/
|
Giới thiệu về
ngành may mặc Việt Nam và thường xuyên cập nhật các thông tin về ngành
|
4
|
http://www.textileasia-business.com/
|
Cung cấp các
thông tin về ngành vải sợi may mặc tại khu vực châu Á, những bài báo,
tin tức liên quan
|
5
|
http:/www.textileweb.com
|
Cung cấp những
thông tin toàn diện về ngành công nghệ may
|
6
|
http://vmode.vn/
|
Cung cấp thông
tin về các xu hướng phát triển ngành
|
7
|
http://thoitrang.com/
|
Giới thiệu các
mẫu mã thời trang thuộc nhiều loại trang phục khác nhau
|
8
|
http://stylist.vn/
|
Giới thiệu các
phong cách thời trang khác nhau
|
9
|
http://www.juki.co.jp
|
Giới thiệu các
loại thiết bị cho ngành may
|
10
|
http://www.gerbertechnology.com/
|
Giới thiệu công
nghệ CAD/CAM ứng dụng cho chuyên ngành
|
9.3. Đường linh các chương trình đào tạo của các
trường nước ngoài
1. đường link và chương trình (BSCT 2012) của một trường
ở Philippin
http://upclothingtechnology.blogspot.com/2009/06/bs-clothing-technology-course.html
Trang web của truờng:
https://upd.edu.ph/academics/undergraduate/ or http://www.che.upd.edu.ph/content/clothing-textiles-interior-design-ctid
Đính kèm là chương trình đào tạo
2. đường link và chương trình đào tạo (garment_54) của
một trường ở Thái Lan
http://www.eng.rmutt.ac.th/faculty-of-engineering/
3. Đường link hai trường đại học ở Đức
https://web.hs-niederrhein.de/faculties/textile-and-clothing-technology/prospective-students/#c23782
https://www.daad.de/deutschland/studienangebote/international-programmes/en/?p=d&s=kr&id=3537
4. Đường link trường đại học London college of Fashion ở Anh
http://blogs.arts.ac.uk/fashion/category/school-of-design-and-technology/
https://www.futurelearn.com/courses/fashion-and-sustainability
http://blogs.arts.ac.uk/fashion/category/short-courses/
10. Hướng dẫn thực hiện chương trình
Chương
trình đào tạo được triển khai theo các quy định, hướng dẫn hiện hành của Bộ
GD&ĐT và của trường ĐH SPKT Tp.HCM
Hiệu trưởng Trưởng
khoa