ENGLISH   -  

 

 

 

 

  • Đối thoại với SV (HK 1 2018-2019) (28/10/2018)


    NỘI DUNG CÂU HỎI VÀ GIẢI ĐÁP TỪ SINH VIÊN
    HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2018-2019
    (27-10-2019)


    STT

    Câu hỏi

    Người

    trả lời

    Nội dung trả lời

            1.       

    Ngành Công nghệ may có chương trình đào tạo Thạc sĩ sau Đại học không? Nếu không, có thể học ở đâu?

    Cô Hương

    Sinh viên có nhu cầu học Thạc sĩ ngành May liên hệ thầy Tuấn Anh để được tư vấn về Trường ĐH Bách Khoa HN

            2.       

    Sinh viên năm nhất không đăng ký đào tạo sư phạm thì sau khi xong chương trình có thể đăng ký học không? Thời gian học và học phí như thế nào?

    Cô Hương

    Sinh viên liên hệ Viện SPKT (Q.9) để tìm hiểu thời gian mở lớp (có thể học trong thời gian đang học ĐH, không cần phải đợi sau tốt nghiệp)

            3.       

    Nên bổ sung sọt rác bên ngoài các xưởng May để sinh viên tiện hơn trong việc ăn uống, vì rác không được để trong sọt rác của xưởng và nhà vệ sinh mà sọt rác trước các phòng học gần xưởng May thì hay quá tải

    Thầy Hậu

    Nội qui Xưởng không cho phép bỏ rác sinh hoạt, nhà vệ sinh cũng vậy. Nhưng BCN Khoa đã cung cấp cho các xưởng bao rác để sinh viên bỏ rác sinh hoạt, SV học vào giờ nào thì sau khi kết thúc môn học phải vệ sinh lớp và đem các bao rác trong xưởng ra ngoài.

            4.       

    Các xưởng may ở lầu 2 (XM, XM2, XM3) gần trưa rất nóng và nắng chiếu vào phòng rất gắt, có thể trang bị mái che phía ngoài hoặc ít nhất là màn cửa để sinh viên thoài mái hơn trong giờ thực hành?

    Thầy Hậu

    Nhà trường không cho phép làm mái che cũng như không cho lắp thêm máy lạnh cho SV học xưởng. Tuy nhiên sẽ chuyển đề nghị của em lên cấp trường trả lời.

            5.       

    Điều kiện làm Đồ án tốt nghiệp?

    Thầy Châu

    Điểm trung bình chung từ 7.0 trở lên và đủ số tín chỉ cho phép (số tín chỉ do Phó Khoa phụ trách Đào tạo xem xét quyết định)

    SV không đủ điều kiện học TN hay làm Đồ án TN thì chờ năm sau.

    Với SV CLC thì có thêm điều kiện là phải tham gia NCKH mới đủ điều kiện làm ĐATN.

            6.       

    Đề nghị nhà trường lắp máy lạnh cho xưởng Dinh dưỡng để phục vụ cho môn học Bánh Âu

    Chuyển cấp trường trả lời

            7.       

    Sinh viên Khóa 2018

    Học phí của trường sẽ tăng mỗi năm hay ổn định?

    Chuyển cấp trường trả lời

            8.       

    Đề xuất bỏ môn Trang điểm ngành KTGĐ, đổi thành môn có tính ứng dụng cao, phù hợp với chuyên ngành hơn. (Do tính ứng dụng không cao vì trong bếp không cần trang điểm)

    Cô Kim Chi

    Để bỏ môn học này và thay thế bằng môn học khác thì cần phải có ý kiến đóng góp của SV, GV và đơn của sinh viên, Giáo viên BM, để Hội đồng Khoa học Khoa xem xét. Tuy nhiên cần phải có đề xuất môn thay thế cho môn muốn bỏ.

    Đây là nghề mở, SV có thề sử dụng để làm được nhiều nghề, giỏi thiên về phần nào thì làm nghề liên quan đến phần đó (VD: bếp, quản lý, nghệ thuật,…)

            9.       

    Khi nào hết hạn đóng tiền nợ học phí?

    Cô Mỹ Hạnh

    Sinh viên thường xuyên vào xem thông tin trên trang online và mail SV do nhà trường cấp để nắm bắt thông tin kịp thời. Tất cả các thông báo liên quan đến học vụ của SV đều được đăng tải trên trang online và các trang web của các đơn vị liên quan.

          10.     

    Muốn nhận học bổng phải đạt những điều kiện gì?

    Cô Mỹ Hạnh

    Có rất nhiều loại học bổng, tùy theo yêu cầu của các Công ty tài trợ, và các thông tin liên quan đến điều kiện nhận học bổng đếu được đăng tải trên web, facebook khi có thông tin xét HB.

          11.     

    SV K18, không thuộc diện hộ nghèo nhưng muốn nhận học bổng. Khoa và trường có học bổng cho sinh viên mà không yêu cầu giấy xác nhận hộ nghèo không?

    Cô Mỹ Hạnh

    Có rất nhiều loại học bổng, tùy theo yêu cầu của các Công ty tài trợ, và các thông tin liên quan đến điều kiện nhận học bổng đếu được đăng tải trên web, facebook khi có thông tin xét HB.

    Với học bổng khuyến khích học tập mỗi học kỳ thì không yêu cầu SV phải là hộ nghèo, mà tất cả các SV học khá giỏi và có điểm rèn luyện cao sẽ được chọn lựa theo qui định.

          12.     

    Khi nào khu C có Wifi ?

    Chuyển cấp trường trả lời

          13.     

    Trong hè, trường có mở các môn học để sinh viên kết thúc học phần sớm không?

    Thầy Tuấn Anh

    Trong hè chỉ mở các môn Đại cương để sinh viên học trả nơ, không mở các môn chuyên ngành.

          14.     

    Cần cho sinh viên đi Công ty/ Xí nghiệp nhiều hơn

    Thầy Tuấn Anh

    Mỗi học kỳ Khoa đều tổ chức cho SV đi tham quan các Công ty, xí nghiệp, có nhiều đợt trong một học kỳ, SV nên chờ thông báo từ Bộ môn và đăng ký cho Bộ môn khi có thông tin.

          15.     

    Em hiện là sinh viên được đào tạo theo hệ sư phạm ngành may. Sau tốt nghiệp em có nguyện vọng được đi dạy. Xa hơn nữa em muốn được làm việc tại Khoa. Vậy em cần đạt được những yêu cầu, tiêu chuẩn gì để trở thành giảng viên của Khoa mình?

    Thầy Tuấn Anh

    Theo nhu cầu của Khoa nếu cần tuyển thêm giảng viên thì mới xét tuyển. Tuy nhiên phải thi đầu vào theo tiêu chuẩn đưa ra về học vấn, ngoại ngữ,… thùy theo yêu cầu của BCH đưa ra.

          16.     

    Theo em được biết Khoa mình có quỹ cho sinh viên vay đóng học phí. Em muốn vay thì cần điều kiện như thế nào? Làm hồ sơ và liên hệ thầy cô nào để được xét?

    Cô Mỹ Hạnh

    Khoa có quỹ ”Tấm lòng vàng” được đóng góp từ các thầy cô trong Khoa hàng năm. Quỹ này chủ yếu hỗ trợ cho các em SV khó khăn đột suất.

    Sinh viên có thể trì hoãn đóng học phí hoặc chia đợt để đóng, tuy nhiên việc này phải có sự đồng ý của phòng Tuyển sinh, SV liên hệ phòng tuyển sinh để làm đơn xin hoãn hoặc đóng theo đợt.

          17.     

    Ở khu C, quạt quá ít, máy chiếu không ổn định, chất lượng màu sắc kém

    Thầy Hậu

    Chuyển cấp trường trả lời

          18.     

    Bỏ

          19.     

    SV K18

    Trường có thể giảm bớt mấy môn đại cương không liên quan đến ngành được không? Em muốn học môn chuyên ngành và thực hành nhiều hơn thay vì học nhiều lý thuyết, lý thuyết em thấy khó hiểu và khô khan đối với ngành.

    Thầy Tuấn Anh

    D(ó là CTĐT nhà trường đưa ra, không thể thay đổi. Nhưng những môn đókhông thừa, đó là những môn hỗ trợ cho các em sau này áp dụng vào chuyên môn.

          20.     

    SV K16

    Anh văn đầu ra, nếu em thi vào năm nay thì năm sau, khi xét tốt nghiệp thì kết quả thi anh văn năm nay của em có còn giá trị hay không?

    Thầy Tuấn Anh

    Theo qui định đầu ra về trình độ tiếng Anh thì chứng chỉ có giá trị trong 2 năm, sau 2 năm phải thi lại chứng chỉ khác.

    SV tham gia thi đầu ra do nhà trường tổ chức thì chi phí rẻ hơn nhiều so với trung tâm bên ngoài.

          21.     

    Các xưởng may trên lầu có thể lắp thêm máy lạnh được không? Vì ở khu xưởng cắt rất nóng

    Thầy Hậu

    Năm 2019 ngành CNM sẽ được đánh giá AUN-QA, Khoa sẽ đề xuất lắp thêm quạt máy cho mát hơn.

          22.     

    Có chương trình trợ cấp gì cho SV là dân tộc không thuộc diện hộ nghèo ở KV1 không?

    Cô Mỹ Hạnh

    Hiện tại chưa có chính sách trợ cấp cho SV dân tộc không thuộc diện hộ nghèo.

          23.     

    Những năm trước CTĐT là 150 tín chỉ, nay còn 132TC, vì vậy một số môn như Hóa đại cương, Hóa hữu cơ ,… đã được bỏ. Những SV học CTĐT 150TC rớt những môn đã được bỏ thì những môn tương đương là môn nào?

    Cô Kim Chi

    Những môn học mà các khóa sau không mở nữa, những em SV còn nợ môn này nên tập hợp lại để làm đơn xin mở lớp. Số lượng SV đủ là 30SV/1 lớp, cũng có thể 25SV/lớp nhưng nếu ít quá so với số lượng cho phép mà các em cần mở lớp để hoàn thành môn học thì có thể đóng thêm tiền cho đủ số lượng

          24.     

    Học ở xưởng dinh dưỡng, hai lớp học cùng giờ không đủ ghế để ngồi vào giờ ăn trưa.

    Cô Kim Chi

    Thời khóa biểu xếp phụ thuộc vào TKB của từng lớp và GVGD. Ở xưởng không thể thiếu ghế, nếu SV học ở xưởng thấy thiếu ghế phải liên hệ giáo viên Bộ môn để lấy thêm ghế.

    Hai xưởng cạnh nhau, học cùng giờ khá ồn sẽ ảnh hưởng chât lượng học tập, SV cần tập trung học tập chứ không nên làm ồn quá trong giờ học tránh ảnh hưởng đến lớp kế bên.

          25.     

    Học ngành KTGĐ muốn đăng ký học thêm những môn của ngành Quản lí nhà hàng & DVAU có được không? Nếu học thêm môn ngoài chương trình thì có được cấp chứng nhận không?

    Cô Kim Chi

    Các môn đăng ký học thêm không nằm trong CTĐT nếu thi rớt vẫn không ảnh hưởng đến CTĐT của SV nhưng phải cố gắng học tốt môn đó để có bảng điểm đẹp khi xin việc chứ không được cấp chứng chỉ.

          26.     

    Chúng em đã quá bức xúc với hành động của cô lao công phụ trách dãy phòng học A3-308. Cô đã nhiều lần quát mắng chúng em, đỉnh điểm là chiều nay, khi bạn em vào toilet thì cô xông vào không có biển cảnh bảo cũng không lên tiếng mà tự nhiên xả nước lênh láng xuống sàn nhà mặc cho em báo là có bạn bên trong. sau khi em nói thế thì cô dùng giẻ lau sàn bẩn mà cô chuẩn bị giặt đập xuống sàn rất mạnh tay khiến nước bẩn bắn tung toé vào quần áo của chúng em. khi em bảo là tại sao cô làm như thế cô vẫn không dừng ngay hành động đấy, em quá bức xúc mà cũng k biết làm sao nên em bỏ đi. Cô nhiều lần làm vệ sinh lúc giờ chúng em ra chơi 10p, không biển cảnh báo, dội nước vào giày của các bạn, la mắng quát tháo các bạn, ăn nói nặng lời. Đây không phải lần đầu tiên. nên em đại diện các bạn nữ lớp 161090CL2 đưa lên kiến nghị với Khoa và Trường vì chúng em cảm thấy bị đối xử rất tệ.

    Chuyển cấp trường trả lời

  • Gặp gỡ đối thoại với SV (HK 1 2017-2018) (11/01/2018)

    BIÊN BẢN

    GẶP GỠ ĐỐI THOẠI BCN KHOA VÀ SINH VIÊN

    (Học kỳ I – Năm học 2017-2018)

    Thời gian: 14g30, ngày 10/01/2018

    Địa điểm: Phòng A2-202

    Thành phần :   Ban Chủ nhiệm khoa (Cô Hạnh (bận họp đột xuất), cô Hương, thầy Hậu)

                            Thư ký Khoa: Cô Mỹ Hạnh

    Các trưởng Bộ môn: Cô Khanh, thầy Châu, cô Chi (bận trực sửa chữa xưởng DD).

    Giáo viên tham dự: Cô Bạch, thầy Thư, thầy Khoa, cô Luyên, cô Đào, cô Lâm Thúy, cô Nguyễn Thúy, cô Hưng, thầy Tuấn Anh (CLC)

    Bí thư Đoàn Khoa: SV Đỗ Cao Trọng.

    SV khoa CNM&TT

    NỘI DUNG:

    Cô Hương:

    -        Giới thiệu về thành phần GV tham gia buổi gặp gỡ

    -        Phát biểu dẫn đề cho buổi gặp gỡ đối thoại, chia xẻ về mục đích, yêu cầu về buổi gặp gỡ đối thoại. Mong SV đặt câu hỏi liên quan đến học tập, hoạt động để Thầy cô giải đáp.

    Bắt đầu buổi đối thoại

    Sinh viên đặt câu hỏi, BCN Khoa và các trưởng/ phó Bộ môn trả lời.

    Các câu hỏi sinh viên đặt ra trong buổi đối thoại:

    STT

    Câu hỏi

    Người

    trả lời

            1.       

    Sinh viên có cần đăng ký môn học tốt nghiệp trên trang online không? Thời gian học tốt nghiệp như thế nào? Có thể thay đổi lại môn học tốt nghiệp được không?

    Thầy Châu

            2.       

    Nhóm thực tập Dinsen có phải đăng ký học phần Đồ án tốt nghiệp trên trang online không?

    Thầy Châu

            3.       

    Số tín chỉ tích lũy tối thiểu bao nhiêu thì được đăng ký học môn tốt nghiệp?

    Cô Hương

            4.       

    Đăng ký đề tài tốt nghiệp là đăng ký online hay trực tiếp? Khi nào triển khai làm đề tài? Trướv tết, sau tất hay tùy theo gáio viên hướng dẫn?

    Thầy Châu

            5.       

    Môn Đàm phán kinh doanh hàng may mặc Quốc tế  có phải bắt buộc hay không? Khi nào bắt đầu học môn tốt nghiệp?

    Thầy Châu

            6.       

    Sinh viên khóa 14 sư phạm, học kỳ này còn 8 TC sư phạm và 10 TC môn tốt nghiệp chưa học. Em muốn học hết 18 TC trong học kỳ để ra trường sớm được không?

    Em có nghe nói là học kỳ 2  này không cho lớp sư phạm học tốt nghiệp, vậy em chỉ còn 8TC sư phạmvà học kỳ sau nữa học 10 TC rất mất thời gian. Rất mong thầy cô xem xét cho lớp sư phạm được học môn tốt nghiệp luôn.

    Cô Hương

            7.       

    Đồ án tốt nghiệp đã có thông báo chính thức về việc khoa quyết định giáo viên hướng dẫn chưa  ạ? Vì chúng em đạ đăng ký nhưng không biết có theo như đăng ký giáo viên ban đầu không?

    Thầy Châu

            8.       

    Em muốn học môn giao tiếp trong kinh doanh. Xin hỏi học kỳ 2 này có mở lớp môn này không?

    Thầy Châu

            9.       

    Lớp sư phạm, chúng em đã có lịch chính xác môn SP (gồm 10 TC) chỉ học thứ 2,3,6). Chúng em muốn được học môn tốt nghiệp  (10 TC) trong học kỳ 2 luôn được không? Kính mong thầy cô sắp xếp cho chúng em được học môn tốt nghiệp trong học kỳ 2 này.

    Thầy Châu

          10.     

    Đăng ký môn học có lịch 2 môn bị trùng thời gian, vậy phiếu đăng ký có hợp lệ?

    Cô Hương

          11.     

    Thời gian bắt đầu học các môn tốt nghiệp cho khóa 2014?

    Môn Đàm phán trong kinh doanh có bắt buộc học không?

    Thầy Châu

          12.     

    Đã đăng ký tên đề Đồ án tài tốt ngiệp có được đổi lại không?

    Thầy Châu

          13.     

    Đồ án tốt nghiệp bắt đẩu khi nào? Giáo viên hướng dẫn giới thiệu công ty cho sinh viên hay sinh viên tự tìm?

    Thầy Châu

    Cô Hương

          14.     

    Sau học kỳ vừa qua, em tự thấy Khoa mình nên bỏ một số môn sau:

    1. AV 1,2,3

    Nếu chỉ học AV 1,2,3 ờ trường thì chắc chắn không đủ để thi AV đầu ra ở trường, phải học thêm ở ngoài. Nội dung chương trình học không phù hợp, đặc biệt là AV chuyên ngành công nghệ may.

    1. Marketing hàng may mặc

    Ở môn này nguyên học kỳ học như đi chơi, mục đích đi học là để điểm danh.

    Thi giữa kỳ, cuối kỳ, cuốn tiểu luận cùng một nội dung.

    Mỗi buổi học thầy dành 30 phút đầu giờ để sinh viên vào lớp đủ, 30 phút cuối giờ để điểm danh. Cả kỳ không học được gì.

    Thầy Châu

          15.     

    Tủ để đồ ở xưởng May nhỏ, cũ và hư hỏng. Ở xưởng May rất nóng, đề nghị lắp thêm quạt ở hành lang xưởng

    Thầy Hậu

          16.     

    Môn Đàm phán trong KD và mô Giao tiếp trong KD có phải là môn tương đương không? Nội dung mỗi môn là gì? SV đăng ký 2 môn này trong 10TC môn tốt nghiệp cùng lúc có được không?

    Thầy Châu

          17.     

    Em hy vọng ở học kỳ cuối năm tư các khóa sau, Khoa tổ chức các môn theo nguyện vọng đi làm của sinh viên. Ví dụ, các môn thuộc về công nghệ. Những SV muốn đi làm bên mảng thiết kế thì sẽ được học các môn về kinh tế.

    Thầy Châu

          18.     

    Điều kiện để làm Đồ án tốt nghiệp?

    Nếu cả lớp đăng ký học tốt nghiệp chỉ có hai sinh viên đăng ký làm Đồ án tốt nghiệp có được không?

    Đồ án tốt nghiệp là liên quan đế Công nghệ ha cả Thiết kế (thiết kế ra sản phẩm)?

    Cô Hương

          19.     

    Học kỳ trước, trong môn thực hành đồ nam nâng cao, em thấy giáo viên của 3 lớp không thống nhất về qui trình may đơn giản, có GV thì hướng dẫn cách may phức tạp, cách thiết kế cũng khác nhau. Chúng em muốn thống nhất về cách thiết kế và cách may để việc học lý thuyết và thực hành dễ dàng hơn.

    Thầy Châu

          20.     

    Sinh viên cần có nhiều buổi tham quan thực tế tại Xí nghiệp hơn.

    Cô Hương

          21.     

    Môn Công nghệ hàng dệt kim học những gì? Có thực hành không? Có được tham qua thực tế ở các Xí nghiệp May không?

    Cô Hương

  • Gặp gỡ đối thoại với SV (HK 1 2015-2016) (12/12/2015)

    NỘI DUNG GẶP GỠ GIAO LƯU ĐỐI THOẠI VỚI SINH VIÊN

    HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015-2016

    I – Thời gian, địa điểm, thành phần gặp gỡ và đối thoại:

    - Thời gian: 13h30 ngày 11 tháng 12 năm 2015

    - Địa điểm: Phòng A4-202

    - Thành phần:

    -        Ban chủ nhiệm khoa: Cô Vũ Minh Hạnh, Cô Trần Thanh Hương, Thầy Nguyễn Thành Hậu.

    -        Trưởng bộ môn: Thầy Nguyễn Ngọc Châu, Cô Hồ Thị Thục Khanh, cô Lê Mai Kim Chi,

    -        Thư ký khoa: Cô Lê Mỹ Hạnh.

    -        Ban chấp hành Đoàn khoa: cô Mai Quỳnh Trang, SV Dương Minh Ti

    -        Các giáo viên khoa CNM & TT

    -        Sinh viên các lớp khoa CNM & TT.

    II – Nội dung:

    1)     Cô Minh Hạnh: Khai mạc buổi sinh hoạt.

    2)     Nội dung cuộc gặp gỡ:

    STT

    CÂU HỎI

    TRẢ LỜI

    Chuẩn TOEIC chính thức của khóa 2015 là bao nhiêu?

    Chuẩn TOEIC của khóa 2014 & 2015 từ 500 điểm trở lên.

    Chuẩn TOEIC của khóa 2012 & 2013 từ 450 điểm trở lên.

    SV đã có bằng TOEIC có nộp cho trường được không? Hay phải thi tại trường? nộp bằng tại trường khi nào?

    Các em được nộp bằng TOEIC, về thời gian nộp theo thông báo của Phòng Đào tạo. Tuy nhiên, nhà trường có tổ chức cho các em thi TOEIC vào tháng 1/2016 theo thông báo Nhà trường gửi vào mail sinh viên.

    Thầy /cô có thể giới thiệu đôi nét về ngành Công nghệ May của Trường?

    Các em xem trên trang web của Khoa, phần giới thiệu về Khoa và từng Bộ môn để hiểu rõ về lịch sử hình thành của Khoa và từng ngành học.

    Theo thầy/cô, đâu là điểm mạnh của sinh viên ngành CNM sau khi ra trường?

    Từ khóa 2012 tới nay, các em đã được học môn nhập môn ngành, trong đó có nội dung của Chương trình đào tạo, … và có các nội dung liên quan đến sinh viên sau khi ra trường. Vấn đề này các em đã được giải đáp ở môn Nhập môn ngành, học ở học kỳ I của năm nhất.

    Đeo thẻ sinh viên khi học xưởng rất vướng víu trong quá trình may, cắt vải. Có nên bỏ qui định này khi học xưởng?

    Đeo thẻ SV là qui định của Nhà trường, các em phải chấp hành nội qui của nhà trường. Chúng ta có thể thay đổi cách đeo thẻ sao cho không bị vướng.

    Ngành Công nghệ May khi ra trường thì làm việc ở những bộ phận nào?

    SV có thể tìm hiểu thêm tên vị trí công việc trong thông tin tuyển dụng công ty, được đăng trêm mục Tuyển dụng ở trang Web của Khoa.

    Nhiều nhất là vị trí nhân viên phòng kỹ thuật như:  QA;  QC; nhân viên Merchandise; May mẫu; Trưởng chuyền; hay Quản đốc phân xưởng…

    Môn Anh văn chuyên ngành có lượng kiến thức khá nhiều nhưng chỉ có 45 tiết, không đủ đáp ứng tốt chất lượng giảng dạy của giáo viên.

    Giáo viên phải nói rất nhiều để có thể đủ kiến thức nhưng lại rất ít thời gian để giáo viên tương tác với sinh viên.

    Lớp học rất đông và khó kiểm soát chất lượng sinh viên tiếp thu bài.

    Có thể tăng thời gian giảng dạy và giảm số lượng sinh viên trên một lớp học để đạt hiệu quả?

    Đây là qui định của nhà trường, không thể tăng thời lượng lên được.

    Tình trạng lớp đông: Khoa sẽ đề nghị Nhà trường giảm sĩ số với để tách ra thành nhiều lớp cho phù hợp.

    Ở các xưởng May hiện nay rất thiếu thùng rác, rác tràn ra ngoài rất dơ.

    Khoa chúng ta đã chủ động không để thùng rác ở khu vực Xưởng, vì các em không có ý thức trong việc bỏ rác. Khoa có phát bao đựng rác cho từng lớp, khi lớp thấy rác đầy sẽ tự thay bao rác & đem bỏ rác đúng nơi qui định của Trường cho sạch.

    Em học khu B suốt học kỳ, chất lượng máy chiếu rất thấp, gây khó khăn trong việc học tập.

    Chuyển nhà trường trả lời.

    Rất mong Khoa hỗ trợ đẩy mạnh Câu lạc bộ Anh văn chuyên ngành vì rất bổ ích.

    Khoa chúng ta có Câu lạc bộ Anh văn cho sinh viên . CLB hoạt động vào mỗi tối thứ sáu hàng tuần tại phòng A1-804, do thầy Tuấn Anh phụ trách.

    Tại sao Khoa mình không có áo đồng phục cho sinh viên?

    Trước đây đã từng có đồng phục cho Khoa chúng ta, tuy nhiên có 2 trường hợp xảy ra đó là một số bạn thích mặc và một số khác thì không thích nên Khoa đã bỏ đồng phục, cho các em mặc theo ý thích cá nhân.

    Nhưng vài năm gần đây các em rất muốn mặc đồng phục của Khoa nên Khoa đã có kế hoạch cho các em thi thiết kế đồng phục, cuộc thi sẽ được tổ chức vào đầu năm 2016 và kết quả sẽ công bố vào Hội thi tay nghề năm 2016 để chọn may Lễ phục cho Khoa.

    Muốn học thêm chứng chỉ sư phạm thì học ở đâu?

    Đăng ký học ở Viện sư phạm kỹ thuật của Trường, hiện tại Viện SPKT ở quận 9, gần ký túc xá D.

    Các em vào trang Web http://ite.hcmute.edu.vn/

    Để tìm hiều thêm thông tin.

    Chương trình đào tạo Anh văn có thể được cải tiến để đáp ứng nhu cầu  TOEIC cho sinh viên không?

    Chuyển nhà trường trả lời

    Tại sao Khoa không mở một gian hàng để bán những sản phẩm của mình nhằm giúp sinh viên có tay nghề và có thêm thu nhập?

    Chúng ta đã từng làm thử khi bán sản phẩm vào ngày mở, ngày họp mặt cựu sinh viên. Tuy nhiên, chất lượng và giá thành của sản phẩm chưa hợp lý. Ngoài ra, việc này mất thời gian của giáo viên quản môn và sinh viên và ảnh hưởng đến chất lượng học tập cũng như giảng dạy. Khoa cần xem xét lại và có kế hoạch cụ thể.

    Có một số môn giảng viên có trợ giảng, muốn làm trợ giảng em cần làm gì?

    Tiêu chuẩn làm trợ giàng là sinh viên: học lực khá giỏi. Các em liên hệ thầy Châu và cô Hương để tìm hiểu nhu cầu và tiêu chuẩn trợ giảng.

    Lợi ích của việc thi tốt nghiệp và làm đồ án?

    Điều kiện để được làm đồ án cho các khóa trước 2012 là điểm TB từ 6.5 trở lên. Các khóa từ 2012 trở về sau là điểm TB từ 7.0 trở lên.

    Thi môn TN, SV phải đủ số tín chỉ đạt mà Khoa cho phép, không nợ quá nhiều môn. Danh sách được học môn TN sẽ được đăng trên trang Web khoa và thông báo qua Trưởng BM sau khi cô Hương phê duyệt tiêu chuẩn.

    Thời gian bắt đầu đi thực tập là khi nào? Thực tập trong bao lâu?

    Thời gian đi thực tập là sau Tết từ cuối tháng 3 đầu tháng 4/2016, thực tập trong 4 tuần.

    Môn thi tốt nghiệp có bao nhiêu môn? Thời gian học môn tốt nghiệp là khi nào?

    Môn thi TN cho khóa 2012 là 10TC. Các em xem trong sổ tay SV để biết thông tin môn học và thời gian học.

    Bắt đầu học ở HKII/2015 - 2016

    SV năm nhất có nên học vượt? nên và không nên đăng ký những môn nào?

    Môn nào có tỉ lệ rớt cao nhất?

    Học vượt hay không là do khả năng của từng em. Là SV năm nhất, ở học kỳ đầu tiên các em học theo lịch cứng của nhà trường. Khi thi HKI xong các em sẽ được tập huấn đăng ký môn học và tiến hành ĐKMH  cho HKII. Các em có thể đăng ký học vượt theo khả năng, các em có thể chọn môn học vượt trong sổ tay SV hoặc trên trang ĐKMH online trong quá trình ĐKMH.

    Nếu cần thông tin thêm các em liên hệ với các Tư vấn viên học tập của Khoa, địa chỉ mail liên lạc của các TV viên HT có đăng trên trang Web của Khoa.

    Ngành nào cũng có SV rớt, những môn thường rớt là những môn Đại cương như Toán, Anh văn, Lý…

    Theo một số thông tin chúng em nghe được,Ngành CNM khóa 2015 sang học kỳ 2 sẽ không học môn Vật lí đại cương nữa phải không?

    Hiện tại vẫn chưa có quyết định của Nhà trường về vấn đề này.

    SV khóa 2015 sang HKII phải đăng ký bao nhiêu môn bắt buộc, bao nhiêu môn tự chọn?

    Ở HKII các em sẽ học theo thời khóa biểu cứng của Nhà trường, tuy nhiên các em có thể đăng ký thêm hay bỏ bớt môn học tùy vào khả năng của mình. Các em sẽ được nhà trường tổ chức tập huấn ĐKMH trước khi đăng ký chính thức.

    Khoa có thể trang bị thêm đèn LED gần trụ kim máy may không? Vì ánh sáng không đủ thấy để may.

    Vấn đề này Khoa đã xin rất nhiều lần nhưng chưa được duyệt. Cố gắng ở HKII sẽ có bóng đèn LED  cho các Xưởng May.

    Khoa mình năm nay có áp dụng các nội qui ở xưởng, em thấy hình thức phạt nặng quá, thầy cô có thể giảm mức phạt xuống được không?

    Phải nộp phạt ở đâu?

    Qui định ở Xưởng không phạt tiền SV mà chỉ phạt tiền GV quản môn học, GV sẽ phạt các em theo hình thức nào là do GV và SV thống nhất với nhau.

    Nộp phạt cho GV quản môn học đó.

    Sau này em muốn làm ở bộ phận Quản lý bảo trì máy may thì em nên học thêm gì?

    Các em sẽ làm khi công ty cho training.

    Các em có thể học thêm ở các trung tâm dạy chuyên về máy may.

    Em học ngành may của trường mình nhưng em muốn làm việc cho Cục Quân nhu của nhà nước được không hay phải học trường Quân đội mới được vào làm?

    Trong Cục Quân nhu có các công ty May, các em có thể đăng ký tuyển dụng vào làm việc, không nhất thiết phải học trường Quân đội mới được vào làm.

    Các Cty thuộc quân đôi như: May 10; X28…

    Áo bếp và nón bếp của ngành KTGĐ nên có logo của Khoa hoặc của trường.

    Trước đây áo và nón bếp không có Logo của Khoa do mua bên ngoài. Nhưng từ khóa 2013 các em được dạy may áo bếp trong môn học TT Âu phục Nam, Nữ và GV đã tổ chức cho thêu logo Khoa trên áo & nón.

    Khi nào các em học đến môn Âu phục nam nữ việc này sẽ được thực hiện.

    Nếu bị điểm rèn luyện yếu hai học kỳ liên tiếp thì có bị kỷ luật hay đình chỉ học tập?

    Nếu bị điểm rèn luyện yếu hai học kỳ liên tiếp thì SV phải tạm ngừng học tập ít nhất 01 học kỳ ở học kỳ tiếp theo và nếu bị xếp loại rèn luyện yếu/kém trong 02 học kỳ liên tiếp lần thứ hai thì sẽ bị buộc thôi học.

    Trả sách mượn thư viện trễ hạn có bị sao không?

    Em phải đóng phạt trễ hạn theo qui định của Thư viện.

    Trong quá trình làm đồ án nếu không thành công có thể chuyển sang học thi môn TN được không? Nếu số lượng học thi môn TN chỉ có ½ sỉ số lớp thì sao?

    Nếu các em làm Đồ án TN thì phải đăng ký tên đề tài sớm ngay từ cuối HK I cho trưởng Bộ môn. Không được chuyển từ làm đồ án sang học thi môn TN và ngược lại. Các em nên cân nhắc kỹ khi quyết định hình thức tốt nghiệp.

    Sỉ số SV học môn TN ít nhất phải được ½ lớp.

    Riêng ngành TKTT bắt buột phải làm đề tài TN, nếu SV chưa đủ khả năng để làm đề tài thì xin hủy để năm sau làm.

    Cuộc họp kết thúc lúc 16h00 cùng ngày.

  • Hỏi - đáp học đường 2 (04/11/2014)

    Để giúp SV (SV) có thêm thông tin nhằm giải đáp các thắc mắc liên quan đến công tác SV, chế độ chính sách, tuyển sinh, phòng Công tác SV biên soạn dưới dạng Hỏi – Đáp một số nội dung có nhiều SV quan tâm như sau:

    CẤP PHÁT & CHỨNG NHẬN CÁC LOẠI GIẤY TỜ

    -        Hỏi: Phòng Công tác SV chịu trách nhiệm cấp các loại giấy tờ gì cho SV?

    -        Trả lời: Phòng Công tác SV chịu trách nhiệm cấp các loại giấy tờ & giải quyết các yêu cầu sau đây cho SV: Giấy chng nhn SV (v/v bổ túc hồ sơ tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, xin việc làm, xin đi học, xin tạm trú, đi xe buýt, vay tín dụng ưu đãi (mẫu số 01/TDSV), bổ túc hồ sơ địa phương,…); xác nhận s ưu đãi giáo dục, đào tạo; giải quyết yêu cầu của SV về tạm dừng học tập, xin học tiếp sau tạm dừng, xin thôi học, xin chuyển trường; giấy giớu thiệu,…

    -        Hỏi: Để được cấp giấy tờ, SV phải làm gì?

    -        Trả lời: SV có nhu cầu cp giấy tờ hoặc giải quyết các yêu cầu, đến phòng Công tác SV trình thẻ SV, lấy số, nhận & ghi vào phiếu đề xuất yêu cầu; bộ phận cấp giấy tờ có trách nhiệm kiểm tra, xử lý, in, trình ký, đóng dấu & cấp trực tiếp cho SV.

    -        Hỏi: Phải mất thời gian bao lâu để được cấp giấy tờ?

    -        Trả lời: Đối với giấy tờ do lãnh đạo phòng Công tác SV ký: SV xin buổi sáng, nhận kết quả vào buổi chiều; SV xin buổi chiều, nhận kết quả vào sáng hôm sau (nếu xin vào sáng thứ 7, nhận kết quả vào sáng thứ 2 tuần kế tiếp). Đối với giấy tờ do Ban giám hiệu ký: SV nhận kết quả sau 03 ngày.

    -        Hỏi: Thời gian trả kết quả trong ngày như thế nào?.

    -        Trả lời: Thời gian trả kết quả cho SV: Buổi sáng từ 9h00 đến 11h00; buổi chiều từ 15h00 đến 16h30.

    -        Hỏi: Các mẫu giấy tờ như thế nào? SV có phải tự làm không?.

    -        Trả lời: Phòng Công tác SV thiết kế các mẫu giấy tờ theo nhu cầu sử dụng của SV. Giấy tờ cấp cho SV được in trực tiếp từ phần mềm quản lý hoặc sử dụng mẫu do Phòng tạo sẵn có đăng tải trên trang web của phòng, SV có thể download để sử dụng.

    -        Hỏi: Để được cấp giấy tờ, SV có phải đóng tiền không?.

    -        Trả lời: Để được cấp giấy tờ, SV phải nộp: 2.000đ/1giấy.

    HỒ SƠ SV

    -        Hỏi: Yêu cầu về hồ sơ nhập của SV khi nhập học gồm những gì?

    -        Trả lời: Giấy báo nhập học (bản chính); Lý lịch SV (dán hình & xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan quản lý); Bản sao bằng TN, chứng nhận TN (có thị thực); Bản sao học bạ (có thị thực); Bản sao giấy khai sinh; Bản sao hộ khẩu (hưởng ưu tiên theo hộ khẩu thường trú); Giấy chứnh nhận diện chính sách (diện ưu tiên theo đối tượng).

    -        Hỏi: Xin cho hỏi về việc kiểm tra bản chính bằng tốt nghiệp sau khi nhập học.

    -        Trả lời:

    -        Đối tượng và văn bằng chính phải kiểm tra:

    ü  Đối tượng phải kiểm tra bản chính bằng THPT: SV đại học, cao đẳng khối A, A1, B, V, D1;

    ü  Đối tượng phải kiểm tra bản chính bằng THPT và bằng nghề 3/7 hoặc bằng TCCN, trung học nghề: SV đại học liên thông từ TCCN, TCN, CNKT bậc 3/7 lên đại học;

    ü  Đối tượng phải kiểm tra bản chính bằng cao đẳng chính quy: SV đại học liên thông từ CĐ lên ĐH.

    -        Thời gian: Trúng tuyển nhập học cùng năm tốt nghiệp bậc học trước đó: Nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời khi nhập học. Đến học kỳ thứ 2 của khóa học với khối liên thông, học kỳ thứ 3 của khóa học với các khối còn lại, SV trình bản chính bằng TN tại phòng Công tác SV; Trúng tuyển nhập học sau năm tốt nghiệp bậc học trước đó: Nộp bản sao bằng tốt nghiệp có thị thực đồng thời trình bản chính bằng TN ngay tại thời điểm nộp hồ sơ nhập học (để đối chiếu).

    TẠM DỪNG & HỌC LẠI

    -        Hỏi: Về việc tạm dừng học tập có thời hạn

    -        Trả lời: SV được phép tạm dừng học tập khi có lý do chính đáng; Thời gian tạm dừng tính vào thời gian đào tạo (trừ trường hợp tạm dừng để thi hành nghĩa vụ quân sự, hoặc có lý do chính đáng theo quy định của quy chế); Thời gian tạm dừng tối đa bằng thời gian kéo dài của khóa học. Mỗi lần tạm dừng từ 1 đến 2 học kỳ. Hai lần tạm dừng không được liền kề nhau trừ các trường hợp đặc biệt, nhà trường sẽ xem xét cụ thể.

    -        Hỏi: Xin cho biết trình tự tiến hành các thủ tục tạm dừng học tập?.

    -        Trả lời: Trình tự tiến hành thủ tục tạm dừnh như sau:

    ü  SV làm đơn theo mẫu (nhận tại phòng Công tác HSSV hoặc download trên website của phòng);

    ü  SV hoàn tất các mục trong đơn, đơn được phụ huynh cho ý kiến & chính quyền địa phương xác nhận;

    ü  SV làm thủ tục thanh toán công nợ tại phòng KH-TC, trả hết sách tại Thư viện;

    ü  SV nộp đơn tại phòng Công tác SV (đơn đã được phụ huynh ký & chính quyền địa phương xác nhận, phòng KHTC xác nhận hoàn tất công nợ, Thư viện xác nhận trả xong sách).

    ü  SV Nhận quyết định tạm dừng tại phòng Công tác HSSV (sau 3 ngày).

    -        Hỏi: Đề nghị cho biết quy định đóng học phí khi tạm dừng?

    -        Trả lời: SV Nộp đơn trước khi học kỳ bắt đầu: Không phải đóng học phí; SV Nộp đơn trong tuần 1 & 2 mỗi học kỳ: Được rút môn học (RT), đóng 20% học phí học kỳ; Nộp đơn trong tuần 3 & 4 mỗi học kỳ: Được rút môn học (RT), đóng 50% học phí học kỳ; Nộp đơn sau tuần thứ 4 mỗi học kỳ: Được rút môn học (RT), đóng 100% học phí học kỳ.

    -        Hỏi: Thủ tục về việc xin học tiếp sau khi tạm dừng như thế nào?

    -        Trả lời: Khi hết thời hạn tạm dừng, để được học tiếp SV phải làm thủ tục xin học lại.

    Quy trình: Nộp các giấy tờ tại phòng Công tác SV: Đơn xin học lại (theo mẫu) có xác nhận của chính quyền địa phương (nhận tại phòng Công tác HSSV hoặc download trên mạng của phòng); Quyết định cho phép tạm dừng. Thời gian: Chậm nhất, trước 2 tuần khi bắt đầu đăng ký môn học học kỳ mới. Nhận quyết định học lại: Tại phòng Công tác SV (sau 3 ngày).

    Chú ý: SV có thể nộp đơn xin học trở lại trước một học kỳ: khi lý do xin tạm dừng được giải quyết. Quá thời hạn tạm dừng một học kỳ, SV không làm đơn xin học tiếp hoặc xin gia hạn thời gian tạm dừng, sẽ bị xóa tên.

    HỌC PHÍ & XỬ LÝ VI PHẠM QUY ĐỊNH ĐÓNG HỌC PHÍ

    -        Hỏi: Quy định mức thu học phí khối ngành kỹ thuật theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ?.

    -        Trả lời: Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2012 đến năm học 2014-2015 quy định  mức trần học phí đối với đào tạo trình độ đại học tại trường công lập chương trình đại trà khối kỹ thuật, năm học 2010-2011: 3.100.000đ/SV/năm; 2011-2012: 3.950.000đ/SV/năm; 2012-2013: 4.800.000đ/SV/năm; 2013-2014: 5.650.000đ/SV/năm; 2014-2015: 6.500.000 đ/SV/năm.

    -        Hỏi: Mức thu học phí của trường như thế nào?.

    -        Trả lời: Vào đầu năm học, căn cứ quy định hiện hành của Nhà nước, Hiệu trưởng công bố mức thu học phí của các hệ, bậc đào tạo trong toàn trường. Trường ta thu học phí theo tín chỉ, nếu quy về hệ niên chế tương đương như mức thu theo Nghị định 49.

    -        Hỏi: Xin cho biết quy định của Nhà trường về thời gian thu học phí?.

    -        Trả lời: Mỗi học kỳ thu 2 đợt (trừ diện đăng ký nộp theo tháng). Đợt I: kéo dài 1,5 tháng tính từ đầu mỗi học kỳ; đợt II: kéo dài 1,5 tháng tính từ giữa học kỳ đến trước 01 tuần bắt đầu kỳ thi của mỗi học kỳ.

    -        Hỏi: SV có được gia hạn thời gian đóng học phí không?.

    -        Trả lời: SV được phép gia hạn thời gian nộp học phí. Để được xét gia hạn, SV làm đơn theo mẫu nộp phòng Kế hoạch-Tài chính chậm nhất trước ngày hết hạn thu học phí một tuần (theo đợt).

    -        Hỏi: Xin cho biết quy định của trường về xử lý kỷ luật đối với SV vi phạm quy định đóng học phí?.

    -        Trả lời: Việc xử lý kỷ luật đối SV vi phạm quy định đóng học phí được tiến hành theo từng học kỳ (xử lý sau mỗi đợt thu học phí). Hình thức kỷ luật được áp dụng như sau: Khiển trách trước toàn trường đối với SV không đóng học phí đợt I đúng quy định (SV không đóng học phí hoặc đóng chưa đủ mức tối thiểu của đợt 1 do Hiệu trưởng quy định vào đầu mỗi năm học), hoặc đóng học phí đợt I nhưng không đóng học phí đợt II. Cảnh cáo trước toàn trường đối với SV không đóng học phí đợt I đúng quy định và không đóng học phí đợt II. Xóa tên khỏi danh sách SV đối với các trường hợp còn nợ học phí, nghỉ học không phép quá quy định (từ một học kỳ).

    -        Hỏi: SV còn nợ học phí có được ĐKMH không? Trường hợp hoàn tất học phí nợ trong thời gian ĐKMH giải quyết thế nào?.

    -        Trả lời: SV không được ĐKMH nếu còn nợ học phí của học kỳ trước (đưa ra khỏi danh sách SV học kỳ). Trong tuần ĐKMH, SV hoàn tất học phí nợ, trường cho phép khôi phục tên và được ĐKMH. SV hoàn tất học phí nợ sau khi hết hạn ĐKMH, được phép làm đơn xin tạm dừng học tập bảo lưu kết quả.

    MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ & TRỢ CẤP CHO SV

    -        Hỏi: Xin cho biết các văn bản pháp quy liên quan đến miễn, giảm học phí?.

    -        Trả lời: Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015; Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP; Thông tư Liên tịch số 20/2014/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/5/2014 Hướng dẫn thực hiện Nghị định 49/2010/NĐ-CP & Nghị định 74/2013/NĐ-CP.

    -        Hỏi: Việc miễn, giảm học phí cho SV áp dụng như thế nào?.

    -        Trả lời: Từ năm học 2013-2014 trở đi, việc miễn, giảm học phí cho SV được thực hiện tại trường nơi SV đang học tập.

    -        Hỏi: Xin cho biết các đối tượng được miễn học phí?.

    -        Trả lời: Người có công vi cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005, Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng: Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B; con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945; con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, con của Anh hùng Lao động trong kháng chiến; con của liệt sỹ; con của thương binh, bệnh binh; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. SV mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa. SV bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế. SV là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. SV là người dân tộc thiểu số rất ít người, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn (nước ta có 16 dân tộc rất ít người có dân số dưới 10.000 người gồm: La Ha, La Hủ, Pà Thèn, Chứt, Lự, Lô Lô, Mảng, Cống, Cờ Lao, Bố Y, Ngái, Si La, Pú Péo, Brâu, Rơ Măm, Ơ Đu). SV sư phạm (SV học chương trình đào tạo giáo viên kỹ thuật).

    -        Hỏi: Xin cho biết các đối tượng được giảm 50% học phí?.

    -        Trả lời: SV là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên.

    -        Hỏi: Xin cho biết việc giảm 70% học phí cho SV học các ngành nặng nhọc, độc hại áp dụng như thế nào?.

    -        Trả lời: Việc giảm 70% học phí cho học sinh học các nghề nặng nhọc, độc hại chỉ áp dụng cho hệ thống các trường nghề thuộc Bộ Lao động Thương binh & xã hội. SV học các ngành của trường Đại học SPKT Tp. Hồ Chí Minh không thuộc diện giảm 70% học phí.

    -        Hỏi: Xin cho biết các đối tượng được hưởng trợ cấp ưu đãi trong giáo dục, đào tạo?.

    -        Trả lời: Các đối tượng được hưởng trợ cấp ưu đãi trong giáo dục, đào tạo: SV là anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, thương binh, hưởng chính sách như thương binh; SV là con liệt sỹ, con thương binh, con của bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh…

    -        Hỏi: Để được cấp sổ ưu đãi trong giáo dục, đào tạo, SV phải làm thủ tục gì?.

    -        Trả lời:  SV liên hệ Phòng Lao động Thương binh & Xã hội địa phương (nơi đăng ký hộ khẩu thường trú) để được hướng dẫn làm các thủ tục & nhận sổ ưu đãi giáo dục, đào tạo.

    -        Hỏi: Để được nhận tiền ưu đãi trong giáo dục, đào tạo, SV phải làm gì?.

    -        Trả lời: Theo học kỳ, SV trình sổ ưu đãi giáo dục, đào tạo tại phòng Công tác SV để Nhà trường xác nhận vào sổ. Sau đó SV nộp sổ ưu đãi giáo dục, đào tạo cho địa phương (phòng Lao động Thương binh & Xã hội cấp huyện, quận). SV nhận tiền trợ cấp ưu đãi tại địa phương.

    -        Hỏi: Đề nghị cho biết các đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội và mức trợ cấp hàng tháng?.

    -        Trả lời: Có bốn đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội với mức trợ cấp hàng tháng như sau: SV là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên tại vùng đặc biệt khó khăn theo quy định của Nhà nước (a), mức trợ cấp: 140.000đ/tháng; SV mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa và có hoàn cảnh kinh tế khó khăn (b); SV bị tàn tật giảm khả năng lao động từ 41% trở lên, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn (C); SV thuộc gia đình hộ đói (d), mức trợ cấp đều là: 100.000đ/tháng.

    -        Hỏi: Để được hưởng trợ cấp xã hội, SV phải nộp hồ sơ gồm các giấy tờ gì?.

    -        Trả lời: SV phải nộp hồ sơ, gồm: Đơn xét hưởng trợ cấp xã hội theo mẫu (nhận mẫu đơn tại khoa/TT hoặc downloat trên mạng của trường); Bản sao giấy khai sinh;Bản sao hộ khẩu, giấy xác nhận của địa phương về thời gian thường trú (đối tượng mục a); giấy chứng tử của cha mẹ (đối tượng mục b); biên bản giám định của Hội đồng Y khoa cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối tượng mục c); giấy xác nhận của địa phương về hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn (đối tượng mục b,c); sổ hộ đói (đối tượng mục d).

    -        Hỏi: Xin cho biết địa điểm, thời gian nộp hồ sơ?

    -        Trả lời: SV nộp hồ sơ xét trợ cấp xã hội vào 02 tháng đầu mỗi học kỳ tại khoa/TT. Các khoa/TT xét, lập danh sách & chuyển hồ sơ về phòng Công tác SV vào đầu tháng 3 và tháng 11 hàng năm.

    Việc nhận và xét hồ sơ hưởng trợ cấp xã hội cho SV được tiến hành theo từng học kỳ. SV hoàn tầt hồ sơ ở học kỳ nào, được hưởng trợ cấp xã hội từ học kỳ đó trở đi. Không giải quyết truy hưởng của học kỳ trước.

    -        Hỏi: Mỗi học kỳ, SV được nhận tiền hưởng trợ cấp xã hội là mấy tháng?.

    -        Trả lời: SV được nhận tiền hưởng trợ cấp xã hội 06 tháng/học kỳ; 12 tháng/năm.

    -        Hỏi: SV nhận tiền trợ cấp xã hội tại trường hay ở địa phương?.

    -        Trả lời: SV nhận trợ cấp xã hội tại Trường, không nhận ở địa phương. Phòng Kế hoạch Tài chính thực hiện việc chi trợ cấp xã hội qua tài khoản Ngân hàng của SV.

    -        Hỏi: Xin cho biết ngoài trợ cấp của nhà nước, hàng năm Trường có trợ cấp cho SV không?.

    -        Trả lời: Hàng năm Nhà trường dành khoảng năm trăm triệu đồng để trợ cấp cho SV có hoàn cảnh khó khăn, SV năm trong vùng bị thiên tai,…

    HỌC BỔNG DÀNH CHO SV

    -        Hỏi: Xin cho biết đối tượng, tiêu chuẩn xét cấp học bổng khuyến khích học tập?.

    -        Trả lời: SV hệ chính quy trình độ đại học, cao đẳng học đúng tiến độ; có số tín chỉ đăng ký học & dự thi học kỳ ≥ 15 (trường hợp vì lý do tổ chức đào tạo, cả lớp có số tín chỉ < 15; hoặc ở học kỳ cuối khóa, SV đăng ký hết các môn học mà số tín chỉ vẫn < 15, khoa/TT phối hợp với phòng Công tác SV trình Hiệu trưởng xem xét quyết định); có kết quả học tập & rèn luyện học kỳ đạt từ loại khá trở lên; không có điểm tổng kết môn học trong học kỳ <5 (đối với các môn Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng không có điểm thi lần 1 <5); không bị kỷ luật từ mức khiển trách trở lên.

    -        Hỏi: Xin cho biết mức (suất/tháng) học bổng khuyến khích học tập của từng loại là bao nhiêu?.

    -        Trả lời: Mức học bổng tối thiểu bằng hoặc cao hơn mức trần học phí hiện hành của ngành nghề mà SV phải đóng (Quyết định số 44/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của  Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về học bổng khuyến khích học tập (HBKKHT) đối với SV hệ chính quy các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp).

    Mức học bổng đang áp dụng tại Trường như sau: loại khá: 650.000đ/tháng/suất với trình độ đào tạo đại học; 500.000đ/tháng/suất với trình độ đào tạo cao đẳng. Học bổng loại khá được cấp cho những SV có điểm trung bình chung học tập xếp hạng khá trở lên (từ 7,00 điểm trở lên), điểm rèn luyện đạt loại khá trở lên (từ 70 điểm trở lên) và nằm trong chỉ tiêu quỹ học bổng cho phép. Mức học bổng loại giỏi: 800.000đ/tháng/suất với trình độ đào tạo đại học; 650.000đ/tháng/suất với trình độ đào tạo cao đẳng. Học bổng loại giỏi được cấp cho những SV có điểm trung bình chung học tập xếp hạng giỏi (từ 8,50 đến 10 điểm), điểm rèn luyện đạt loại xuất sắc (từ 90 đến 100 điểm) và nằm trong chỉ tiêu quỹ học học bổng cho phép.

    -        Hỏi: Xin cho biết chính sách khuyến tài của Nhà trường?.

    -        Trả lời: Trong những năm gần đây Nhà trường áp dụng chính sách “chiêu hiền đãi sỹ như sau: Cấp học bổng khuyến tài cho những TS trúng tuyển nhập học có kết quả tổng điểm 3 môn thi đạt từ 25 điểm trở lên (điểm thi 3 môn chưa nhân hệ số, không tính điểm ưu tiên, điểm thưởng), cứ mỗi điểm 1.000.000đ (một triệu đồng).

    Cấp học bổng tài năng hệ đào tạo chất lượng cao cho TS đạt danh hiệu thủ khoa ngành (thí sinh dự thi vào trường và có tổng điểm thi (không tính ưu tiên) cao nhất ngành trúng tuyển): Thí sinh đạt danh hiệu thủ khoa ngành đăng ký học hệ đào tạo chất lượng cao được trường cấp học bổng tài năng với mức 25.000.000đ/SV (16 ngành). Nếu SV đạt điểm cao, hưởng cả 2 loại học bổng.

    -        Hỏi: Xin cho biết đối tượng, tiêu chuẩn & quy trình xét cấp học bổng tài trợ?.

    -        Trả lời: Đối tượng xét cấp, ưu tiên SV có hoàn cảnh khó khăn, đạt kết quả cao trong học tập, rèn luyện. Tiêu chí cụ thể do đơn vị tài trợ học bổng đề xuất. Chỉ tiêu, cấp theo khoa/TT và yêu cầu của đơn vị tài trợ (nếu có). Quy trình: SV nộp hồ xin xét, cấp học bổng tài trợ tại khoa/TT; Các khoa/TT xét, lập danh sách & chuyển hồ sơ về phòng Công tác SV trong thời gian quy định; Phòng Công tác SV tổng hợp và trình Hiệu trưởng xem xét và ra quyết định cấp học bổng tài trợ cho SV.

    SV ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH SƯ PHẠM KỸ THUẬT

    -        Hỏi: Xin cho biết những đối tượng nào được phép đăng ký tham gia Chương trình SPKT?.

    -        Trả lời:  SV hệ đại học chính quy (từ HS phổ thông) thuộc các ngành có triển khai chương trình sư phạm kỹ thuật tự nguyện đăng ký học chương trình sư phạm kỹ thuật & cam kết phục vụ ngành Giáo dục & Đào tạo sau khi tốt nghiệp.

    Các chương trình SPKT: SPKT Điện tử TT; SPKT Điện, điện tử; SPKT cơ khí; SPKT Công nghiệp; SPKT Cơ điện tử; SPKT Ô tô; SPKT Nhiệt; SPKT Xây dựng; SPKT Công nghệ may; SPKT CN thực phẩm; SPKT CN Thông tin; SP tiếng Anh

    -        Hỏi: Xin cho biết quyền lợi & trách nhiệm của SV tham gia Chương trình SPKT?.

    -        Trả lời: SV được Hiệu trưởng ra quyết định công nhận đủ điều kiện đăng ký học chương trình sư phạm kỹ thuật & cam kết phục phụ ngành Giáo dục và đào tạo sau khi tốt nghiệp, được miễn học phí trong quá trình đào tạo; đồng thời phải có trách nhiệm thực hiện sự phân công công tác trong ngành giáo dục & đào tạo. Trường hợp SV từ chối sự phân công của tổ chức sẽ phải bồi hoàn toàn bộ số tiền đã được miễn đóng học phí trong thời gian học tại trường.

    CÁC HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG

    -        Hỏi: Xin cho biết, một SV chính quy cần tích lũy bao nhiêu ngày Công tác xã hội (CTXH)?

    -        Trả lời: SV chính quy phải tích lũy số ngày CTXH tối thiểu/khóa đào tạo là 04 ngày CTXH đối với khóa đào tạo từ 04 năm trở lên; 02 ngày CTXH với khóa đào tạo dưới 04 năm. Riêng khóa 2012: 03 ngày CTXH với khóa đào tạo từ 4 năm trở lên; 01 ngày CTXH với khóa đào tạo dưới 4 năm, hệ liên thông từ CĐ lên ĐH được miễn.

    Trường hợp vì lý do sức khỏe, nên SV rất khó khăn hoặc không thể tham gia các hoạt động công tác xã hội, SV phải làm đơn kèm xác nhận về tình trạng sức khỏe của cơ quan y tế (từ cấp huyện trở lên) để Nhà trường xem xét việc miễn, giảm tham gia hoạt động công tác xã hội.

    -        Hỏi: Thời gian để thực hiện tích lũy ngày CTXH trong khóa đào tạo như thế nào?.

    -        Trả lời: Việc tích lũy ngày CTXH của SV được thực hiện trong suốt khóa học; SV tự quyết định thời gian hoàn tất việc tích lũy số ngày CTXH. Nhà trường khuyến cáo SV không nên để dồn vào cuối khóa.

    SV tích lũy đủ số ngày CTXH theo quy định, mới được xét công nhận tốt nghiệp.

    -        Hỏi: Những cá nhân, đơn vị nào có thể tổ chức hoạt động công tác xã hội có tính điểm CTXH?

    -        Trả lời: Đối với các hoạt động tại trường: Trưởng các khoa/phòng/ban/TT; Ban chấp hành Đoàn - Hội từ cấp khoa/TT trở lên quyết định tổ chức hoạt động CTXH để SV đăng ký tham gia; Ban đại diện lớp, BCH chi đoàn, chi hội có trách nhiệm đề xuất với lãnh đạo các đơn vị tổ chức hoạt động CTXH để SV đăng ký tham gia.

    Đối với các hoạt động ngoài trường(tại địa phương): Các đơn vị, tổ chức (tổ chức chính quyền, tổ chức đoàn thể từ cấp cơ sở trở lên; công ty/doanh nghiệp; bệnh viện, trường học,…) khi tổ chức các hoạt động CTXH phải đề xuất với nhà trường bằng văn bản cho phép SV về tham gia hoạt động CTXH. Phòng Công tác HSSV, Đoàn trường & Hội SV trường là đầu mối tiếp nhận đề nghị nói trên và quyết định tổ chức hoạt động CTXH tại địa phương.

    -        Hỏi: Em thường xuyên tham gia các hoạt động CTXH tại địa phương nơi em cư trú. Vậy làm thể nào để em có thể có điểm CTXH của trường?

    -        Trả lời:

    Trước khi tham gia hoạt động, đơn vị tổ chức hoạt động tại địa phương phải thông tin bằng văn bản (có chữ ký và đóng dấu) về nhà trường (đầu mối là P. CTHSSV, Đoàn TN, Hội SV trường) xác nhận sẽ có những SV nào của trường tham gia hoạt động.

    Trong thời gian hoạt động, đơn vị tổ chức thực hiện chấm công cho SV tham gia hoạt động.

    Sau khi hoạt động kết thúc, trong thời gian 14 ngày (02 tuần) đơn vị tổ chức hoạt động phải gởi chứng nhận SV tham gia hoạt động (có đánh giá mức độ hoàn thành công việc) và bản chấm công về Phòng Công tác HSSV để ghi nhận điểm CTXH cho SV.

    -        Hỏi: Em là lớp trường, em có thể tổ chức hoạt động thiện nguyện cho lớp em để tính điểm công tác xã hội được không? Em sẽ phải làm như thế nào?

    -        Trả lời:

    Trước hết em phải thực hiện kế hoạch tổ chức chương trình, có ý kiến của Ban chủ nhiệm khoa đồng ý chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về hoạt động của lớp.

    Thực hiện biểu mẫu CTXH-BM2 về thông tin hoạt động CTXH và lập danh sách SV tham gia gởi về phòng CTHSSV trước 15 ngày tính từ ngày tổ chức hoạt động.

    Tổ chức hoạt động thiện nguyện, Lớp trưởng chấm công các bạn SV tham gia theo biểu mẫu CTXH-BM3, xin ý kiến của Ban chủ nhiệm khoa thống nhất bảng điểm.

    Nộp bảng điểm (chấm công) về phòng CTHSSV để ghi nhận điểm các bạn SV tham gia trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày diễn ra hoạt động.

    -        Hỏi: Em đã tham gia hoạt động thiện nguyên A, do Đoàn khoa X tổ chức cách đây 1 tuần. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại em chưa thấy điểm CTXH của mình có trên trang online. Giờ em phải làm sao?

    -        Trả lời:

    Đầu tiên em liên hệ Đoàn khoa X, phản hồi thông tin hiện nay em chưa có điểm CTXH, hỏi Đoàn khoa X nguyên nhân tại sao chưa có điểm. Nếu Đoàn khoa X chưa cung cấp bảng điểm cho Phòng CTHSSV để ghi nhận thì đề nghị Đoàn khoa X mau chóng cung cấp bảng điểm cho Phòng CT HSSV để ghi nhận điểm. Trường hợp nếu Đoàn khoa X đã cung cấp danh sách điểm cho Phòng CTHSSV mà chưa có điểm, SV liên hệ trực tiếp bộ phận phụ trách điểm CTXH của phòng CT HSSV để được hướng dẫn giải quyết.

    ĐIỂM RÈN LUYỆN

    -        Hỏi: Xin cho biết, tại sao phải đánh giá điểm rèn luyện của SV?

    -        Trả lời:  Xem xét, đánh giá kết quả rèn luyện của SV là đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của từng SV trên các mặt: Ý thức và kết quả học tập; Ý thức và kết quả chấp hành nội quy, quy chế trong nhà trường; Ý thức và kết quả tham gia các hoạt động chính trị – xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao, phòng chống các tệ nạn xã hội;  Phẩm chất công dân và quan hệ với cộng đồng; Ý thức và kết quả tham gia công tác của lớp, các đoàn thể, tổ chức khác trong nhà trường hoặc các thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện của SV.

    Việc đánh giá kết quả rèn luyện của SV nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;

    -        Hỏi: Điểm rèn luyện dùng để làm gì?

    -        Trả lời: 

    1. Kết quả phân loại rèn luyện toàn khoá học của từng SV được lưu trong hồ sơ quản lý SV của trường và ghi vào bảng điểm kết quả học tập và rèn luyện của từng SV khi ra trường;

    2. Kết quả rèn luyện của học kỳ được sử dụng để xét học bổng khuyến khích học tập cho SV trong học kỳ đó;

    3. Kết quả rèn luyện của năm học, khóa học được sử dụng để xét khen thưởng năm học, khóa học cho SV;

    4. SV được cấp giấy chứng nhận kết quả rèn luyện theo yêu cầu;

    5. SV bị xếp loại rèn luyện kém trong cả năm học, phải tạm ngừng học tập một năm ở năm học tiếp theo và nếu bị xếp loại rèn luyện kém cả năm lần thứ hai thì sẽ bị buộc thôi học..

    -        Hỏi: Những cá nhân, đơn vị nào được phân quyền đánh giá điểm rèn luyện SV?

    -        Trả lời:  Các đơn vị quản lý SV và các đơn vị (Phòng, ban, khoa/TT, Đoàn thể) có liên quan đến các hoạt động học tập và rèn luyện của SV đều được phân quyền đánh giá rèn luyện của SV.

    -        Hỏi: Quy trình đánh giá kết quả rèn luyện SV như thế nào?

    -        Trả lời: 

    1. Đầu học kỳ, Ban chủ nhiệm khoa hướng dẫn ban cán sự lớp SV (sau đây được gọi là lớp) tổ chức phổ biến, hướng dẫn việc đánh giá kết quả rèn luyện đến từng SV trong lớp theo đúng quy định;

    2. Trong suốt học kỳ:

    SV tích lũy điểm rèn luyện bằng cách tham gia các hoạt động rèn luyện (của 5 nội dung đánh giá);

    Các đơn vị, cá nhân (khoa, phòng, ban, trung tâm, các tổ chức đoàn thể, giảng viên, cán bộ viên chức) có trách nhiệm tổng hợp và cập nhật thường xuyên toàn bộ nội dung và kết quả hoạt động liên quan đến việc đánh giá điểm rèn luyện của SV vào phần mềm đánh giá điểm rèn luyện để làm căn cứ cho việc đánh giá điểm rèn luyện của SV sau mỗi học kỳ. Việc nhập điểm đánh giá kết quả rèn luyện của SV sau mỗi hoạt động phải được thực hiện trong thời gian chậm nhất là một tuần kể từ ngày kết thúc hoạt động.

    SV kiểm tra và đề nghị bổ sung các nội dung liên quan đến việc đánh giá điểm rèn luyện (gồm các nội dung còn thiếu và các hoạt động tham gia tại địa phương) trong học kỳ. Điểm rèn luyện sau mỗi hoạt động, SV tiến hành kiểm tra và đề nghị bổ sung trong thời gian hai tuần kể từ ngày điểm hoạt động được công bố trên phần mềm đánh giá điểm rèn luyện;

    3. Việc đánh giá điểm rèn luyện học kỳ của SV được tiến hành sau khi kết thúc học kỳ, theo trình tự sau:

    a. Vào tuần đầu tiên của học kỳ tiếp theo, các đơn vị & cá nhân có trách nhiệm hoàn thiện việc đánh giá, nhập điểm rèn luyện cho SV trên phần mềm.

    b. Vào tuần thứ hai của học kỳ tiếp theo, thường trực hội đồng đánh giá điểm rèn luyện của SV cấp trường tiến hành chạy phần mềm đánh giá điểm rèn luyện và công bố kết quả điểm rèn luyện của SV toàn trường.

    c. Vào tuần thứ ba của học kỳ tiếp theo, SV kiểm tra lần cuối các nội dung và kết quả hoạt động liên quan đến việc đánh giá điểm rèn luyện qua trang online SV; SV khiếu nại các nội dung liên quan đến kết quả đánh giá điểm rèn luyện trong thời gian này.

    SV thống nhất kết quả điểm rèn luyện học kỳ của mình bằng cách lưu bảng điểm rèn luyện trên trang điện tử online SV trường. Những SV không thực hiện việc thống nhất kết quả điểm rèn luyện cuối cùng của cá nhân (lưu bảng điểm), khi phân loại sẽ bị trừ mười điểm rèn luyện (qua theo dõi của phần mềm đánh giá điểm rèn luyện) và không có quyền khiếu nại các vấn đề liên quan đến điểm rèn luyện cá nhân trong học kỳ được đánh giá.

    d. Vào tuần thứ tư của học kỳ tiếp theo, hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện của SV cấp trường họp để thông qua kết quả đánh giá rèn luyện của SV và trình Hiệu trưởng xem xét, ra quyết định công nhận kết quả rèn luyện của SV.

    -        Hỏi: Em là lớp trưởng, em nên làm gì để điểm rèn luyện của em và lớp em được cao?

    -        Trả lời: 

    Em nên thường xuyên nắm bắt các thông tin từ các đơn vị trong trường có tổ chức các hoạt động, thông tin các hoạt động đến các bạn SV trong lớp để các bạn tham gia các hoạt động, tích luỹ điểm rèn luyện trong học kỳ.

    Em nên tham mưu với khoa tổ chức các hoạt động học thuật, phong trào, CTXH để SV tham gia.

    Quan tâm, phản hồi các hoạt động SV có tham gia mà các đơn vị chưa công nhận, qua đó bảo vệ quyền lợi của các bạn SV.

                                                                       TUYỂN SINH

    -        Hỏi: Xin cho biết về việc chuyển ngành sau khi thí sinh trúng tuyển, nhập học?.

    -        Trả lời: Trường ĐHSPKT Tp. Hồ Chí Minh tuyển sinh theo ngành, nên không giải quyết cho chuyển ngành sau khi thí sinh trúng tuyển, nhập học. Trường hợp đặc biệt và xin chuyển ngành học tại khoa Đào tạo chất lượng cao, SV làm đơn trình Hiệu trưởng xem xét (với điều kiện cùng khối thi, ngành chuyển đến có điểm chuẩn  ≤ điểm chuẩn ngành đã trúng tuyển và còn chỉ tiêu).

    -        Hỏi: Xin cho biết thời gian tối đa được phép học tại trường/chương trình đào tạo?.

    -        Trả lời: Căn cứ Quy chế 43 và điều kiện cụ thể về tổ chức đào tạo, học tập của SV, Nhà trường điều chỉnh khung thời gian như sau: Thời gian tối đa cho mỗi chương trình đào tạo bằng hai lần so với thời gian thiết kế cho chương trình đó. Cụ thể như sau:

    TT

    Chương trình đào tạo

    Thời gian khóa học qui định

    Thời gian hoàn thành chương trình tối đa

    1.  

    Đại học chuyển tiếp (liên thông từ CĐ lên ĐH)

    1,5 năm

    3 năm

    1.  

    Đại học chuyển tiếp K3/7, TCCN (liên thông từ TC lên ĐH)

    3,5 năm

    7 năm

    1.  

    Đại học chuyển tiếp K3/7, TCCN (liên thông từ TC lên ĐH)

    4 năm

    8 năm

    1.  

    Đại học chính qui A, A1, B, D1,V

    4 năm

    8 năm

    1.  

    Đại học chính qui có đào tạo GVKT

    4,5 năm

    9 năm

    1.  

    Các chương trình cao đẳng

    3 năm

    6 năm

    Quy định trên được áp dụng từ học kỳ II năm học 2012-2013.

    -        Hỏi: Xin cho biết về việc SV theo học hai chương trình?.

    -        Trả lời: Điều 17, Quy chế 43 quy định chi tiết về việc học song song hai chương trình. Hiện tại, nhà trường áp dụng chế độ học cùng một lúc hai chương trình cho những SV có nhu cầu và hội đủ các điều kiện. SV có nhu cầu, liên hệ phòng Đào tạo để được hướng dẫn.

    -        Hỏi: Xin cho biết về việc SV học văn bằng hai?.

    -        Trả lời: Từ năm học 2008-2009, trường xin phép và được Bộ Giáo dục & Đào tạo chấp thuận cho đào tạo văn bằng hai ngành Công nghệ Thông tin. Các ngành khác chưa xin ý kiến của Bộ, nên chưa triển khai. Dự kiến kiến trong thời gian tới mở thêm một số ngành.

                                                                                          TL. HIỆU TRƯỞNG

                                                                             TRƯỞNG PHÒNG CÔNG TÁC SV

     

      

                        NGUYỄN ANH ĐỨC

TUYỂN SINH 2025

>> CÔNG NGHỆ MAY  (AUN-QA)

Chỉ tiêu: 160 SV

>> THIẾT KẾ THỜI TRANG 

Chỉ tiêu: 60 SV

>> QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG & DỊCH VỤ ĂN UỐNG

Chỉ tiêu: 60 SV

Xem chi tiết tại website tuyển sinh tại ĐÂY

--------------------------------------------------------------------

Truy cập tháng:7,681

Tổng truy cập:14,701

 

Copyright © 2013, Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM - Khoa Thời trang và Du lịch

Địa chỉ: 1 Võ Văn Ngân, Phường Linh Chiểu, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (+84-028) 38960640 hoặc (+84-028) 38968641 #8380 (VP), #8381, 8382, 8383 (BCN)
Fax: (+84 - 028) 38964922
E-mail: fft@hcmute.edu.vn

FANPAGE >>> GROUP KHOA