Lịch sử hình thành và phát triển bộ môn Công nghệ may
- Năm 1992 khoa Kỹ thuật Nữ công được Bộ Giáo dục & Đào tạo cho phép mở ngành “Công nghệ May” (liên kết đào tạo với Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Tp. HCM).
- Đội ngũ Giáo viên Bộ môn Y trang (tiền thân của Bộ môn Công nghệ may hiện nay) thời gian đầu chỉ gồm 7 giảng viên (Cô Trần Thị Thêu, Cô Nguyễn Phi Phụng, Cô Phạm Thị Quí, Cô Huỳnh Phương Mai, Cô Huỳnh Kim Phiến, Cô Vũ Minh Hạnh, Cô Trần Thanh Hương) đã đảm đương khá tốt nhiệm vụ đào tạo kỹ sư ngành may, đáp ứng nhu cầu nhân lực có chất lượng cao cho các doanh nghiệp may và các trường dạy nghề trong phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.
- Sinh viên các khóa đầu (92MCN1, 92MCN2, 92MCN3 và 93 MCN), chủ yếu đến từ các doanh nghiệp may. Sau tốt nghiệp, lứa sinh viên này đã về và đảm nhiệm các vị trí khung cho doanh nghiệp, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp Công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành may Việt nam.
- Đến nay, Bộ môn Công nghệ may đã có 15 giáo viên (4 Tiến sĩ: TS. Nguyễn Phước Sơn, TS. Nguyễn Ngọc Châu, TS. Nguyễn Tuấn Anh, TS. Trần Quang Trí và 11 Thạc sĩ: ThS. Trần Thanh Hương, TS. Nguyễn Ngọc Châu, ThS. Nguyễn Thành Hậu, ThS. Nguyễn Thị Thúy, ThS. Phùng Thị Bích Dung, ThS. Lê Quang Lâm Thúy, ThS. Phạm Thị Hà, ThS. Tạ Vũ Thục Oanh, ThS. Trần Thị Cẩm Tú, ThS. Nguyễn Thị Tuyết Trinh, ThS. Mai Quỳnh Trang), tiếp tục đảm nhiệm trọng trách đào tạo kỹ sư ngành Công nghệ may cho các tỉnh phía Nam.
- Bên cạnh việc giảng dạy, Giảng viên Bộ môn Công nghệ may còn đảm nhận việc biên soạn giáo trình, nghiên cứu khoa học và triển khai tư vấn hỗ trợ nghề cho các doanh nghiệp may.
- Hàng năm, có khoảng 150 Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ may, được xã hội đón nhận, góp phần khẳng định thương hiệu Sư Phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh trong cộng đồng doanh nghiệp may. Đến nay, sinh viên tốt nghiệp ngành may có thể đảm đương nhiệm vụ tại phòng kỹ thuật, bộ phận QA, QC, KCS, phòng kế hoạch, phòng kinh doanh, bộ phận xuất nhập khẩu, bộ phận Marketing, quản lý sản xuất, quản lý cấp cao, giáo viên giảng dạy kỹ thuật, văn phòng đại diện ngành dệt may,…và có thể hội nhậpvào nhiều lĩnh vực liên quan đến may mặc như: dệt, thời trang, sản xuất phụ liệu, sản xuất phụ kiện, in, thêu, ….
Qua đó, có thể khẳng định: Bộ môn Công nghệ May đã hoàn tất tốt nhiệm vụ đào tạo của nhà Trường. Trong tương lai, bộ môn sẽ không ngừng phấn đấu để đáp ứng tốt hơn các nhiệm vụ xã hội, góp phần đẩy mạnh hơn công cuộc đổi mới và hoàn thiện giáo dục Việt nam.